Trong tình huống giả định toà nhà cao nhất Việt Nam (KeangNam) gặp hoả hoạn, lực lượng cảnh sát PCCC đã huy động mọi lực lượng, trang thiết bị để chữa cháy. Đồng thời tìm mọi cách để đưa người bị mắc kẹt ra khỏi toà nhà an toàn.
Tranh chấp chung cư những tưởng sẽ ít xảy ra sau khi Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn với những quy định rõ ràng về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản trị, cư dân, đơn vị quản lý tòa nhà… có hiệu lực, nhưng nó vẫn thường xuyên xảy ra và vẫn từ những nguyên nhân… rất cũ.
Kể từ trận lụt kỷ lục năm 2008, một lần nữa, thị trường địa ốc Hà Nội được định hình lại sau trận lụt diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua, không chỉ về giá trị, mà còn về nhận thức của khách hàng với rất nhiều thay đổi.
Bất chấp bị cư dân khiếu nại, thậm chí khởi kiện ra tòa, rất nhiều doanh nghiệp vẫn cố muốn giữ quỹ bảo trì nhà chung cư. Trong khi đó, lại có đơn vị muốn trả quỹ bảo trì nhà chung cư thật nhanh cho cư dân mà chưa thể thực hiện.
Theo tờ báo kinh tế Hàn Quốc Hankyung, tòa án nước này vừa gửi văn bản tới quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA), thông báo về việc định giá tòa nhà Landmark 72 ở mức 830 tỷ won (tương đương 770 triệu USD). Thông báo được nhà chức trách gửi tới nhà đầu tư quan tâm đến tài sản của Keangnam tại Việt Nam, qua công ty quản lý bất động sản Colliers International.
Khoảng 21h 30 tối 18/10, ngọn lửa bùng lên tại một nhà xưởng nằm ở phía trong khu vực kiốt nằm trên trục đường Dương Đình Nghệ, đối diện tòa nhà Keangnam (Cầu Giấy, Hà Nội).
Từ ngày 26 đến 29/9, Toà án Nhân dân quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội) sẽ xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng bán căn hộ tại Dự án Keangnam Landmark Tower (Keangnam) với chủ đầu tư là Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina.
Dự kiến, bắt đầu từ ngày 26/9 đến ngày 29/9 tới đây, tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm sẽ tiến hành mở phiên xét xử vụ việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Keangnam Vina bị khởi kiện vì bán căn hộ thiếu hụt diện tích, gây thiệt hại về kinh tế cho khách hàng.