-
Đồng Nai dự kiến đấu giá 39 khu đất trong năm 2025 -
The Beverly đón dòng người khổng lồ tới trải nghiệm, an cư sau cú hích Metro số 1 -
Quảng Nam điều chỉnh tiến độ Khu du lịch nghỉ dưỡng Bến Trễ Hội An -
Công ty Vĩnh Hoàng trúng đấu giá khu đất hơn 14.000 m2 tại Thành phố Huế -
Giới đầu tư bất động sản chớp thời cơ đón chu kỳ kinh tế mới tại Móng Cái -
Huế mời gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội 1.771 tỷ đồng -
Hòa Bình khởi công xây dựng khu công nghiệp Nhuận Trạch
Keangnam Hanoi Landmark Tower |
Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower là khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại (trụ sở ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH MTV Keangnam Vina (nay là Công ty TNHH MTV Aon Vina) là chủ đầu tư, Tập đoàn Keangnam Enterprises là nhà thầu chính.
Tòa nhà được khánh thành từ năm 2011 và đến cuối năm 2017 mới hoàn tất các hạng mục. Năm 2015, AON Holdings đã mua lại khoản nợ trên và trở thành chủ nhân của tòa nhà cao nhất Việt Nam, tính đến thời điểm mua.
Mặc dù tòa nhà đã đi vào hoạt động hơn 2 năm nay nhưng tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính vẫn dùng dằng.
Theo đó, nhà thầu đã khởi kiện chủ đầu tư ra Trung tâm trọng tài quốc tế - VIAC để yêu cầu về các khoản tiền thanh toán liên quan đến hợp đồng xây dựng.
Trước đó, năm 2007, Keangnam Vina và Tập đoàn Keangnam đã ký kết hợp đồng xây dựng tòa nhà Keanagnam Landmark. Giá trị hợp đồng là 721 triệu USD, thời gian thực hiện hợp đồng là 36 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Nhà thầu phải trả khoản bồi thường thiệt hại ứng trước trong trường hợp chậm tiến độ, tổng cộng không quá 5% hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng, hai bên đã ký kết 7 phụ lục hợp đồng sửa đổi.
Do có tranh chấp về việc thanh toán hợp đồng, Tập đoàn Keangnam đã khởi kiện Keangnam Vina ra VIAC, buộc chủ đầu tư phải thanh toán những khoản tiền còn tồn đọng là 67 triệu USD là tiền chậm trả.
Keangnam Vina kiện ngược lại yêu cầu nhà thầu phải bồi thường chi phí xây dựng bổ sung số tiền 13,3 triệu USD và bồi thường thiệt hại ứng trước do việc chậm trễ hoàn thành dự án từ năm 2011-2017 với số tiền 16,1 triệu USD.
Phán quyết trọng tài ngày 22/2/2019 đã tuyên nguyên đơn có trách nhiệm thanh toán 6 triệu USD, hoàn trả cho bị đơn phí trọng tài, phí luật sư và khoản lãi của khoản tiền trên. Còn bị đơn phải thanh toán số tiền 4 triệu USD và tiền lãi đến ngày thanh toán. Do không đồng ý phán quyết nên Tập đoàn Keangnam yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vì cho rằng hội đồng trọng tài không khách quan, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Vừa qua, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu trên. Hội đồng xét đơn cho rằng để đánh giá hội đồng trọng tài có khách quan không thì phải xem xét lại vụ việc.
Theo đó, công trình tòa nhà Keangnam Landmark được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Nhà thầu đã đệ trình cho chủ đầu tư các hợp đồng xây dựng và được chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư có nghĩa vụ thanh toán theo các hợp đồng. Tuy nhiên các hợp đồng đều bị quá hạn và Keangnam Vina chỉ thanh toán một phần cho nhà thầu. Hội đồng trọng tài đã bác yêu cầu của nhà thầu với một số hợp đồng là không phù hợp.
Hội đồng xét đơn nhận định trọng tài đã không công bằng, khách quan nên chấp nhận hủy phán quyết trọng tài trên.
-
Đất Xanh Miền Trung cán mốc 275 tỷ lợi nhuận -
Điểm cộng cho chủ đầu tư có lối đi riêng -
Coi chừng sập “bẫy” đất nền -
Giá bất động sản năm 2018 khó tăng đột biến -
Bất động sản Đà Nẵng: Sôi động nhưng rủi ro luôn rình rập -
Thị trường bất động sản: Condotel sẽ vẫn sống khỏe -
Bất động sản 2018: Cửa sáng cho nhà vừa túi tiền
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- Dịch vụ Thunes và Hyperwallet của PayPal mở rộng ra khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- GlobalTix được vinh danh là Đối tác tăng trưởng năm 2024 của VinWonders
- Tianneng ra mắt khẩu hiệu thương hiệu toàn cầu