
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai
-
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ
-
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
![]() |
ASEAN Ceramics lần thứ 7 đã khai mạc, với sự hiện diện của 200 thương hiệu và doanh nghiệp trưng bày từ 19 quốc gia. |
Triển lãm ASEAN Ceramics lần thứ 7 khai mạc sáng 28/11 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (I.C.E.) 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, với sự tham gia kỷ lục của hơn 200 thương hiệu và công ty trưng bày từ 19 quốc gia, trong đó có 4 gian hàng quốc gia đại diện cho Ý, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, giới thiệu những công nghệ và vật liệu gốm sứ mới nhất tại triển lãm.
ASEAN Ceramics 2023 là sự kiện quốc tế được tổ chức bởi Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam kết hợp cùng Công ty MMI Asia - công ty con khu vực châu Á của Tập đoàn Messe Munchen GmbH (Đức).


Với tổng không gian triển lãm 4.389 m2, con số này thể hiện mức tăng 150% về cả công ty tham gia trưng bày, thương hiệu và diện tích sàn so với kỳ triển lãm trước.
Các đại diện của Phân hội Vật liệu xây dựng Trung Quốc (CCPIT) và Hiệp hội các nhà sản xuất máy và thiết bị gốm sứ Ý (ACIMAC) đều hiện diện tại sự kiện.
Diễn ra trong 3 ngày, với chủ đề: “Xây dựng một tương lai bền vững, đổi mới và hiệu quả sản xuất xanh thông qua số hóa, tự động hóa, nhiên liệu thay thế, thu hồi năng lượng, giảm thiểu thất thoát và phế thải”, Triển lãm nhấn mạnh vai trò then chốt của tính bền vững và tiến bộ công nghệ trong việc thúc đẩy ngành gốm sứ phát triển, tạo ra một sân chơi năng động quy tụ các nhà cung ứng hàng đầu thế giới và các nhà sản xuất hàng đầu Đông Nam Á.
Sự hiện diện của Asean Ceramics tại Việt Nam cho thấy vai trò của của khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng trong bức tranh phát triển gốm sứ toàn cầu. Đây không chỉ đơn thuần là một sự kiện trong khu vực mà còn là một nền tảng quốc tế thu hút nhiều đối tác tham gia và khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới. Sự giao lưu quốc tế này mang lại giá trị to lớn cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp tại Đông Nam Á, mở ra cánh cửa hợp tác tới các thị trường mới.
Ông Michael Wilton, Giám đốc điều hành của Messe München /MMI Asia, đơn vị tổ chức triển lãm cho biết, ASEAN Ceramics 2023 sẽ thúc đẩy phát triển ngành gốm sứ khu vực và của Việt Nam, mang lại giá trị to lớn cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp tại Đông Nam Á, mở ra cánh cửa hợp tác với các thị trường mới.
Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA): "Ngành công nghiệp gốm sứ Đông Nam Á đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng, trong đó Việt Nam là quốc gia có năng lực sản xuất lớn, đạt hơn 800 triệu m2 gạch ốp lát và 24 triệu sản phẩm sứ vệ sinh. Việt Nam liên tục trong top 10 quốc gia sản xuất gốm sứ lớn nhất thế giới, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà cung cấp máy móc và nguyên vật liệu quốc tế:.
Cốt lõi của Asean Ceramics 2023 là sự giao thoa giữa đổi mới công nghệ và tính bền vững trong ngành gốm sứ với nhiều tiến bộ công nghệ mang tính cách mạng trong sản xuất. Trong đó, giải pháp số hóa và tự động hóa đã hợp lý hóa các quy trình sản xuất, nâng cao đáng kể hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
Những cải tiến này không chỉ giảm chi phí sản xuất mà còn giảm thiểu khuyết tật và phế phẩm, không chỉ duy trì tính cạnh tranh mà còn góp phần tạo ra một tương lai xanh hơn và bền vững hơn.
Nhiên liệu thay thế và các giải pháp thu hồi năng lượng cũng là một chủ đề quan trọng của triển lãm lần này. Ngành công nghiệp gốm sứ từ trước đến nay được biết đến với các quy trình sử dụng nhiều năng lượng, do đó việc tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững trở nên đặc biệt quan trọng.
Triển lãm còn đi sâu vào các chiến lược giảm thất thoát và phế thải xuyên suốt quy trình sản xuất gốm sứ. Bằng cách giải quyết những thách thức này, ngành gốm sứ có thể giảm thiểu dấu chân sinh thái và đóng góp cho một tương lai phát triển bền vững hơn.
-
Giải mã "cơn sốt ngầm" khu đô thị tích hợp: Tín hiệu cho nhà đầu tư -
Quảng Bình cấp chủ trương đầu tư khu nghỉ dưỡng sinh thái trên cát 210 tỷ đồng -
Quảng Nam thống nhất triển khai giai đoạn 2 Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
“Bộ tứ lợi thế” biến shophouse trung tâm thành Vinh thành “gà đẻ trứng vàng” -
Đà Nẵng sẽ hoàn thành hơn 1.800 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 -
Loại hình bất động sản tiềm năng tại Quy Nhơn -
Nam Định: Hai nhà đầu tư được chấp thuận làm dự án Khu nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn hộ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/4
-
2 Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
3 Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên
-
4 Vàng vọt lên 120 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/4
-
Triển lãm cuộc sống thông minh với AI tại Hội chợ Canton lần thứ 137
-
DAHON giới thiệu sản phẩm tại Sea Otter Classic 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Huawei ra mắt 5 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi thông minh trong lĩnh vực hàng không
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025