Bất động sản tồn kho vì muốn bán cho nhà giàu
- 11/04/2014 11:03
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sóng ngầm ở phân khúc căn hộ cao cấp
Tồn kho "khủng", nợ nần cao!
"Soi lỗ" đại gia địa ốc: 10 đồng vay gánh 7 đồng lãi
Tồn kho bất động sản quý I/2014 giảm gần 30% so với cùng kỳ
   
  Dự án Tân Tây Đô đã hoàn thiện xong nhưng vẫn đang “ế” trầm trọng  

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2013 đã tăng hơn 20% nhưng cũng mới chỉ đạt khoảng hơn 40 triệu đồng/năm, thế nhưng thị trường BĐS trong nước, đặc biệt là các dự án khu đô thị tại Hà Nội vẫn duy trì với mức giá bình quân từ 20- 60 triệu đồng/m2.

Và có lẽ, chính mức giá quá cao lên đến vài tỷ cho một căn hộ đã khiến ước mơ “có một chỗ cắm dùi” trở nên vượt quá tầm với của đại bộ phận người dân.

Giảm trên số liệu, ế trên thực tế

Theo số liệu của Bộ Xây dựng tính đến cuối tháng 2.2014, tổng giá trị tồn kho bất động sản của Việt Nam vào khoảng 92.690 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư: 19.210 căn, tương đương 28.582 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng: 13.516 căn, tương đương 24.029 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở: 9.119.001m2, tương đương 33.880 tỷ đồng; đất nền thương mại: 2.001.904m2, tương đương 6.198 tỷ đồng.

Tại Hà Nội, đến cuối tháng 2.2014, tổng số tồn kho vào khoảng 12.601 tỷ đồng trong đó tồn kho căn hộ chung cư là 3.164 căn tương đương 3.565 tỉ đồng; tồn kho nhà thấp tầng là 3.096 căn tương đương 9.036 tỷ đồng. Còn tại TPHCM cũng tính đến cuối tháng 2.2014, tổng giá trị tồn kho khoảng 16.713 tỉ đồng. Trong đó tồn kho chung cư là 7.520 căn tương đương 12.959 tỷ đồng, tồn kho nhà thấp tầng là 755 căn, tương đương 2.114 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở: 264.629m2, tương đương 1.203 tỷ đồng.

Như vậy, theo như những số liệu trên thì lượng tồn kho của thị trường BĐS đều đã giảm so với tháng 12.2013. Tuy nhiên, theo khảo sát của PV tại các dự án đô thị nằm trên địa bàn Hà Nội thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Hiện, trên toàn địa bàn Hà Nội đã triển khai khoảng 370 dự án khu đô thị phần lớn nằm tại các khu vực ven đô như: Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Long Biên, Hoàng Mai,... 

Trong đó, rất nhiều dự án đã hoàn thiện xong nhưng vẫn đang “ế” trầm trọng: Tân Tây Đô, Lideco, Văn Phú, Văn Khê, An Hưng... Ví dụ như dự án Lideco, dự án này đã được hoàn thiện từ giữa năm 2013 với hơn 600 căn biệt thự kiểu Pháp. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có vài hộ chuyển đến ở, phần lớn các biệt thự còn lại đều trong tình trạng bỏ hoang. Hay như dự án Tân Tây Đô, với diện tích hơn 23ha cùng hàng trăm căn nhà liền kề, biệt thự đã hoàn thành tuy đã được bàn giao nhà cả năm nay nhưng phần lớn vẫn còn bỏ trống.

Còn với các dự án đang trong thời gian thi công như: Park City, Kim Chung - Di Trạch thì tình trạng “tháo chạy” của các nhà đầu tư đã trở thành... “phong trào”.

Muốn bán phải giảm giá

Phần lớn các dự án đô thị tại Hà Nội hiện nay đều được triển khai từ thời điểm 2009 - 2010 khi mà thị trường BĐS Việt Nam đang ở giai đoạn nóng nhất. Và các chủ đầu tư đã quá kỳ vọng vào một nhu cầu “ảo” mang tính đầu cơ hơn là nhu cầu thực tế của người dân. Chính việc chào bán ở mức giá quá cao so với thu nhập của đại bộ phận xã hội đã khiến những chủ đầu tư phải trả giá đắt.

Theo anh Mạnh - giám đốc một sàn giao dịch BĐS trên đường Mễ Trì cho biết: “ Bây giờ những người mua nhà đều là những người có nhu cầu nhà ở thực tế. Vì vậy, yếu tố đầu tiên mà họ quan tâm là giá cả, thời gian bàn giao nhà; sau đó mới đến yếu tố thuận tiện đi lại và cơ sở hạ tầng. Việc chào giá quá cao lên đến vài tỉ cho một căn hộ, cùng với việc chưa có kết nối hạ tầng với khu vực xung quanh, xa trường học, bệnh viện, giao thông không thuận tiện đã khiến những khu đô thị đẹp long lanh trở thành những dự án ma không có người ở”.

Theo khảo sát, ở thời điểm hiện tại, giá nhà biệt thự, liền kề đã giảm mạnh, dao động từ 20-60 triệu đồng/m2. Ví dụ như tại Kim Chung Di Trạch, dự án này đã “chết” từ nhiều tháng nay nhưng hiện đang được chào bán với mức giá từ 20-25 triệu/m2. Còn tại các dự án đã hoàn thành xây thô như Văn Phú, Văn Khê, An Hưng... đang có mức giá dao động là 45-50 triệu đồng/m2. Thế nhưng mức giá này vẫn còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân.

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Xây dựng cho biết: Nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp tại Việt Nam hiện là 11,28 triệu m2, tương đương 282.000 căn. Trong giai đoạn 2013 – 2015, nhu cầu tăng thêm 2,64 triệu m2, tương đương 66.000 căn. Như vậy, nhu cầu về nhà ở của người dân là rất lớn nhưng chính tình trạng đầu cơ, thổi giá đã khiến giấc mơ về “một chỗ cắm dùi” của đại bộ phận dân cư trở nên quá tầm khi giá của 1m2 đất còn cao hơn thu nhập thực tế của 1 người/năm.

Thị trường BĐS: Thiếu tiền, bội thực với gói hỗ trợ Thị trường BĐS: Thiếu tiền, bội thực với gói hỗ trợ

Kể từ năm 2009 đến nay, để giải cứu thị trường bất động sản (BĐS), nhiều gói tín dụng hỗ trợ cho cả người mua và doanh nghiệp (DN) được đưa ra nhưng để tiếp cận những gói này quả thực không đơn giản.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản