
-
Phụ huynh tậu căn hộ The Opus One cho hành trình vào đời của con
-
Hà Nội chấp thuận thêm dự án tòa nhà hỗn hợp tại Khu đô thị mới Cầu Giấy
-
SonKim Land chính thức bàn giao khu biệt thự Alta Villa tại The 9 Stellars
-
Masterise Homes ra mắt bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu Marriott phiên bản đặc biệt tại Grand Marina, Saigon -
Rà soát nhiều dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Vân Phong -
Mời thi tuyển phương án kiến trúc Công trình nhà ở chung cư và Thương mại dịch vụ HH11 -
Vingroup thông xe cầu Hoàng Gia - Biểu tượng phát triển mới phía Đông Bắc thành phố Hải Phòng
Một siêu đô thị mới đang thành hình
Theo đề án được Chính phủ phê duyệt, Hải Phòng sẽ hợp nhất với Hải Dương, hình thành một thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô dân số 4,6 triệu người, GRDP khoảng 658.000 tỷ đồng - đứng thứ 3 cả nước sau TP.HCM và Hà Nội. Thành phố Hải Phòng mới sẽ đi vào hoạt động trước 15/8 với trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Thủy Nguyên.
Tại Hội thảo khoa học diễn ra ngày 9/5 vừa qua, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, khẳng định việc hợp nhất không chỉ đơn thuần là tái cấu trúc hành chính, mà còn là cú hích, là thời cơ để xây dựng Hải Phòng thành một siêu đô thị hiện đại, năng động, có sức cạnh tranh quốc tế.
![]() |
Sau hợp nhất, Hải Phòng kỳ vọng trở thành một siêu đô thị hiện đại |
Về quy hoạch vùng, việc hợp nhất tạo điều kiện để điều chỉnh tổng thể các quy hoạch phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại. Với lợi thế tự nhiên nằm tại trung tâm tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng mở rộng sở hữu vị trí trung chuyển chiến lược, là mắt xích trọng yếu trong mạng lưới kết nối vùng và quốc tế.
Quy hoạch mới sẽ cho phép mở rộng không gian phát triển đô thị ra các khu vực vốn trước đây còn hạn chế về điều kiện hạ tầng và cơ chế đầu tư. Việc tích hợp các khu công nghiệp lớn, như VSIP, Tràng Duệ và Khu kinh tế ven biển phía Nam (Hải Phòng) với VSIP, Nam Sách, Đại An (Hải Dương) sẽ hình thành một “vành đai công nghiệp - logistics” quy mô hàng chục nghìn ha, tạo cú hích mạnh mẽ cho thu hút FDI và phát triển BĐS công nghiệp cũng như nhà ở.
Về hạ tầng giao thông, Hải Phòng hiện đã là một trong những đô thị có hạ tầng hiện đại và hoàn chỉnh nhất cả nước, với “tứ trụ chiến lược”, gồm: đường biển - đường bộ - đường sắt và đường hàng không. Cảng nước sâu Lạch Huyện đang hoạt động hiệu quả và tiếp tục được mở rộng, giúp thành phố trở thành điểm trung chuyển quốc tế hàng đầu khu vực. Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh kết nối trực tiếp với các trung tâm sản xuất, thương mại, du lịch và cảng biển, giúp giảm thiểu chi phí logistics.
Sân bay Cát Bi sau mở rộng sẽ trở thành trung tâm hàng không - logistics quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư. Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (khởi công tháng 12/2025) sẽ tạo không gian tăng trưởng mới và đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... cho Hải Phòng.
Tổng thể, sự kết hợp giữa hệ thống quy hoạch chiến lược, hạ tầng đồng bộ và vị trí liên kết vùng vượt trội là nền tảng vững chắc giúp Hải Phòng sau sáp nhập trở thành một siêu đô thị công - thương - dịch vụ - cảng biển của miền Bắc. Cột mốc lịch sử cũng mở ra hàng loạt cơ hội đầu tư hấp dẫn cho cả nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực BĐS.
Dòng vốn đổ mạnh, BĐS Hải Phòng bứt tốc trước “giờ G”
Theo các chuyên gia, việc hợp nhất sẽ đưa Hải Phòng trở thành điểm đến của làn sóng dân cư, chuyên gia và lao động kỹ thuật cao đổ về nhờ việc Thủy Nguyên được chọn làm trung tâm hành chính - chính trị mới. Đến năm 2030, dân số Hải Phòng - Hải Dương có thể đạt mốc 5,5 triệu người, kéo theo nhu cầu về nhà ở, dịch vụ đô thị, thương mại, y tế, giáo dục sẽ tăng gấp 2 lần hiện tại.
Ghi nhận từ nhiều sàn giao dịch cho thấy, lượng quan tâm BĐS Hải Phòng đã tăng vọt kể từ sau thông tin sáp nhập. Theo kết quả một khảo sát gần đây của Hiệp hội BĐS Hải Phòng, 80% nhà đầu tư và chuyên gia đều chung nhận định thị trường BĐS thành phố sẽ bước vào giai đoạn sôi động trong những năm tới, đặc biệt là trong năm 2025.
Riêng với khu vực Thủy Nguyên, Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, giá đất đã tăng mạnh từ 50 - 100% vào năm 2021 khi kế hoạch thành lập TP Thủy Nguyên được công bố. Dự báo, trong năm 2025, giá đất tại trái tim” của thành phố Hải Phòng mới có thể sẽ tăng từ 10 - 20% và dư địa còn rất lớn nhờ cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội ngày một phát triển.
Thực tế, không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà nhiều tập đoàn lớn cũng đã “cắm cờ” tại Thủy Nguyên để đón đầu làn sóng phát triển mới của siêu đô thị Hải Phòng - Hải Dương. Hiện, Thủy Nguyên đã trở thành “bến đỗ” của hàng loạt “ông lớn” BĐS, như Vinhomes, Masterise, Hoàng Huy, Văn Phú Invest, VSIP Hải Phòng… với các dự án có vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, Vinhomes Royal Island - do Vingroup làm chủ đầu tư - với vị thế của một đô thị đảo nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực, đang là tâm điểm thu hút dòng tiền mạnh mẽ nhất.
![]() |
Ai nắm bắt được cơ hội lúc này sẽ đón đầu làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong thập kỷ tới của siêu đô thị Hải Phòng - Hải Dương |
Sở hữu vị trí đắc địa khi tọa lạc trên đảo Vũ Yên, trung tâm của Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng mới, Vinhomes Royal Island thừa hưởng trọn vẹn lợi thế hạ tầng của khu vực. Đây cũng là nền tảng để Vingroup phát triển cho dự án này mạng lưới hạ tầng giao thông “không - thủy - bộ” độc đáo bậc nhất trên thị trường BĐS Việt Nam.
Ngoài vị trí, điều làm nên sức hút khác biệt của Vinhomes Royal Island chính là hệ thống tiện ích sống - vui chơi giải trí - thương mại - nghỉ dưỡng đẳng cấp nhất khu vực. Đó là những căn biệt thự có kiến trúc sang trọng với biển sau nhà, kế cận sân golf 36 hố, công viên giải trí VinWonders & Safari, Học viện ngựa Hoàng gia, Vincom Mega Mall Royal Island, Bến du thuyền cao cấp... Mỗi lần mở bán một phân khu mới, Vinhomes Royal Island đều ghi nhận lượng hấp thụ mạnh mẽ của thị trường.
Giới chuyên gia đánh giá, hiện tại là thời điểm “nghìn vàng” để đầu tư vào BĐS Hải Phòng. Đặc biệt, khoảng thời gian từ nay đến 15/8/2025 được coi là “vùng trũng” giá cuối cùng trước khi thị trường bước sang một mặt bằng giá mới hậu hợp nhất.
-
Tái diễn tình trạng lấn chiếm đất tại dự án Khu resort & spa Marriott Hội An -
Kiến Á chính thức giới thiệu CitiAlto -
Hà Nội đấu thầu chọn nhà đầu tư cho 25 dự án -
Hà Nội sẽ đặt tên 42 tuyến đường, phố mới -
Bất động sản tại Đà Nẵng: Nhiều dự án dậm chân tại chỗ -
"Soi" tiến độ dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng tại Quảng Bình -
Cân đo "được - mất" giữa đầu tư đất nền và condotel
-
1 TP.HCM dự kiến đầu tư 7 tỷ USD phát triển Trung tâm tài chính quốc tế
-
2 Nhà đầu tư nước ngoài vững cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam
-
3 Hà Nội nghiên cứu hỗ trợ thu đổi 450.000 xe máy xăng cho người dân
-
4 Sắp có “cuộc cách mạng” trong ngành bất động sản
-
5 Bất động sản phía Nam: Nguồn cung tăng mạnh, giao dịch chờ tín hiệu khởi sắc
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
DJI sắp ra mắt loạt máy bay không người lái nông nghiệp mới
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
TVM Capital Healthcare hoàn tất vòng gọi vốn Series B, tổng số vốn huy động được là 124 triệu USD
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị