Chợ dân sinh thành TTTM: Những thất bại kinh điển
- 14/07/2013 08:29
 
TIN LIÊN QUAN
TTTM Hàng Da Galleria tiếp tục bế tắc trong việc "tái cấu trúc" hoạt động
sau khi chuyển đổi từ mô hình chợ dân sinh

Lột xác bất thành

Thất bại “kinh điển” trong việc chuyển đổi chợ dân sinh thành trung tâm thương mại (TTTM) phải kể đến dự án Hàng Da Galleria. Dự án được xây dựng trên nền chợ Hàng Da (cũ), ra mắt thị trường từ cuối năm 2011, với gần 7.000 m2 sàn thương mại cho thuê. Dự án có vị trí 3 mặt tiền, hình thức đẹp, quản lý chuyên nghiệp, nhưng vẫn bất thành trong việc hút khách mua sắm.

Tương tự số phận Hàng Da Galleria, TTTM Cửa Nam (được xây dựng trên nền chợ Cửa Nam cũ) cũng đang phải đối diện với thực tế khắc nghiệt khi chuyển đổi từ mô hình chợ dân sinh truyền thống thành TTTM kết hợp văn phòng cho thuê đã không thu hút được khách thuê mặt bằng và khách hàng đến mua sắm.

Chủ đầu tư dự án TTTM Chợ Mơ là Công ty cổ phần phát triển thương mại Vinaconex mới đây đã quyết định lùi ngày khai trương TTTM này cũng bởi lượng quầy hàng được lấp đầy thấp hơn so với dự kiến. Hướng đi nào cho TTTM này vẫn là câu hỏi để ngỏ khi cả người dân và các tiểu thương không thiết tha với mặt bằng mới.

Nguyên nhân thất bại của việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thống thành TTTM bởi hầu hết người dân phố cổ đã quá quen với hình ảnh của một ngôi chợ Hàng Da cũ kỹ, nhưng thân thuộc. Ở đó, người bán, người mua đều dễ dàng tìm thấy không gian của họ.

Báo cáo thị trường bất động sản quý II/2013 của Công ty CBRE Việt Nam vừa cho biết, phân khúc thị trường mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội cho biết, công suất thuê trung bình của khu vực trung tâm thành phố đạt 84%, giảm 2,7% so với quý I/2013. Công suất thuê khu vực ngoài trung tâm đạt 83%, giảm 3,8% so với quý trước. Số cửa hàng đóng cửa và mở mới trong quý II/2013 lần lượt và 60 và 62, tuy nhiên, có một số cửa hàng thu hẹp diện tích không được thống kê.

Hiện tại, khoảng 10 dự án đang gần hoàn thiện tại Hà Nội. Một số dự án gia nhập thị trường vào nửa cuối năm 2013 trong khi một số dự án sẽ phải chuyển đổi mục đích kinh doanh do nguồn cung hiện tại quá cao.

Le lói hy vọng

CBRE Việt Nam cũng cho biết, trong quý II/2013, thị trường bán lẻ Việt Nam nhận được một số tín hiệu lạc quan. Đó là việc Warburg Pincus – một trong những quỹ đầu tư riêng lẻ hàng đầu giới giới, mua 20% cổ phần Trung tâm thương mại của Vingroup với giá trị khoảng 200 triệu USD. Qua đó, Warburg sẽ tham gia với Vingroup trong việc điều hành các dự án TTTM.

Động thái này của Pincus cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn giành sự tập trung đáng kể vào phân khúc mặt bằng bán lẻ. Thêm vào đó, Thông tư 08/2013/TT-BTM của Bộ Công thương (có hiệu lực từ ngày 7/6/2013) về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có khả năng sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài tới thị trường Việt Nam.

Quy định mới của Bộ Công thương trong việc doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ không phải thông qua Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (ENT) nếu mở thêm cửa hàng có diện tích nhỏ hơn 500 m2 hoặc tại khu vực quy định là động lực để các nhà bán lẻ nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, hoạt động nổi bật trong quý II/2013 là việc Ocen Group khai trương Ocean Mart quận Hà Đông, Ocean Mall tại Làng quốc tế Thăng Long, quận Cầu Giấy và Ocean Mall sắp khai trương tại Trung Hòa Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Trong nửa cuối 2013, nhiều khả năngOcean Group tiếp tục mở rộng đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ với việc lập kế hoạch dự án Star City Center với diện tích 180.000 m2.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản