
-
LUMIÈRE Midtown - Siêu phẩm cao tầng tại tâm điểm The Global City chuẩn bị ra mắt
-
Nhà đầu tư đề xuất xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội ở Quảng Ngãi
-
Cleveland Clinic phá vỡ tiền lệ, xây dựng “từ vạch xuất phát” một bệnh viện quốc tế tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam
-
Cần Thơ vào mùa “săn” nhà - Làn sóng mới từ người mua ở thực -
Bùng nổ lễ ra quân dự án căn hộ thương mại đầu tiên tại Yên Bình Complex -
Sự thật về việc “biểu tượng y tế toàn cầu” sắp có mặt tại siêu dự án đô thị biển Cần Giờ -
Nghệ An: Chủ tịch Lê Hồng Vinh làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển nhà ở xã hội
Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh BĐS, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở... có hiệu lực từ ngày 15/1 tới.
![]() |
Khu nhà xây trái phép trên đất thu hồi làm dự án công viên ở mặt phố Thái Hà (đoạn từ Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đến đầu phố Hoàng Cầu), thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. |
Nếu như trước đây, quy định cho phép các công trình xây dựng sai phép, không phép được nộp phạt để tồn tại thì nay, Nghị định 139 quy định cho phép chủ nhà có 60 ngày để điều chỉnh hoặc xin cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng sai phép.
Đối với công trình đang xây dựng mà sai chỉ giới xây dựng, cơi nới lấn chiếm sẽ tháo dỡ ngay. Còn đối với công trình đang triển khai xây dựng và không vi phạm các yếu tố trên sẽ có 60 ngày để bổ sung thủ tục, nếu quá thời hạn trên, không có đầy đủ hồ sơ sẽ bị tháo dỡ những phần xây dựng sai phạm.
Nghị định 139 cũng quy định công trình xây dựng sai phép, không phép sẽ bị ngưng cung cấp điện, nước song song trình tự xử lý vi phạm trật tự xây dựng để tăng cường xử lý hiệu quả.
Tại buổi tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 139 do Bộ Xây dựng tổ chức tại TP.HCM ngày 11/1 vừa qua, bà Vũ Thị Hường, Phó trưởng phòng Tổng hợp - Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, quy định lần này là dứt khoát việc xây dựng không phép, sai phép sẽ bị tháo dỡ, không có tình trạng phạt cho tồn tại như quy định trước đây.
Liên quan tới tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, theo thông tin từ Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2017, các Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra trên 17.000 công trình, phát hiện 1.916 trường hợp vi phạm (giảm 2% so với năm 2016).
Trong đó có 765 công trình không phép; 748 công trình xây dựng trên đất lấn chiếm, đất nông nghiệp, lâm nghiệp... Chính quyền các cấp đã ban hành 1.740 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 12,2 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội, công tác đảm bảo trật tự xây dựng đô thị đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng kết quả chưa vững chắc. Vi phạm về trật tự xây dựng vẫn còn những diễn biến phức tạp. Một số công trình vi phạm tồn đọng vẫn chưa giải quyết, xử lý dứt điểm. Số công trình vi phạm mới vẫn ở mức cao, trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công vẫn còn phổ biến.
-
Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở quốc gia -
Thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận cải thiện về nguồn cung -
Hà Nội: Các dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ năm 2025 -
Doanh nghiệp vẫn ngại đầu tư vào dự án nhà ở xã hội -
Bình Định đấu giá tìm chủ đầu tư dự án khu du lịch vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 201.651 căn nhà tạm, nhà dột nát -
Phân khúc đất nền tại miền Trung nóng dần
-
Geely Riddara ra mắt mẫu xe bán tải hybrid thế hệ mới tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
TUMI ra mắt bộ sưu tập vali và phụ kiện mạ vàng với số lượng giới hạn
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài