
-
Thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản TP.HCM
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới” -
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài
![]() |
Ảnh minh họa |
Chậm phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm, dân thiệt thòi
Ông Đinh Công Khương, ngụ ở quận 11 cho biết, năm 2017, gia đình ông đấu thầu khu đất gần 1.800 m2 ở phường Tân Phú (quận 7) do ngân hàng phát mãi. Từ năm 2020 đến nay, ông đã gửi hồ sơ lên UBND quận 7 tới 5 lần, nhưng chưa được giải quyết.
Theo ông Khương, khu đất này thuộc đất khu dân cư hiện hữu được quy hoạch là đất ở. Trước đó, TP.HCM đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021, vì Covid-19, nên gia đình ông chưa chuyển mục đích sử dụng. Sang năm 2022, gia đình ông tiếp tục làm hồ sơ chuyển mục đích sử dụng, thì được UBND quận 7 trả lời: chờ Thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022.
“Việc chậm phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 khiến gia đình tôi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Vậy TP.HCM có giải pháp gì để rút ngắn thời gian ban hành kế hoạch sử dụng đất hàng năm, để người dân không bị thiệt thòi như tôi”, ông Khương đặt vấn đề.
Cũng gặp vướng mắc liên quan đến kế hoạch sử dụng đất hàng năm, ông Lê Vĩnh Châu, ngụ tại phường Long Phước (TP. Thủ Đức) chia sẻ, gia đình ông xin chuyển mục đích sử dụng 200 m2 từ đất trồng cây lâu năm thành đất ở để xây nhà cho con trai ra ở riêng. Hồ sơ đã nộp từ cuối năm ngoái, nhưng đến nay chưa được chuyển mục đích sử dụng vì kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của TP. Thủ Đức chưa được phê duyệt.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, tại TP. Thủ Đức hiện có nhiều gia đình muốn chuyển mục đích sử dụng đất để xây nhà, song chưa thực hiện được vì kế hoạch sử dụng đất năm 2022 chưa được phê duyệt.
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức xác nhận, người dân rất bức xúc về tình trạng chậm giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất vì vướng mắc trong khâu lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Theo quy trình, người dân đăng ký sử dụng đất theo nhu cầu, sau đó địa phương lập hồ sơ, trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định để UBND TP.HCM phê duyệt.
Không cần thiết, gây lãng phí
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt trước ngày 31/12 của năm trước đó. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM cho biết, qua khảo sát thực tế của HĐND, tại TP.HCM, nhiều năm nay, kế hoạch sử dụng đất năm nào cũng chậm hơn quy định. Sự chậm trễ này không những chưa được khắc phục, mà còn trầm trọng hơn. Hiện đã bước sang quý IV/2022, mà kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của nhiều quận, huyện vẫn chưa được duyệt.
“Việc chậm phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi hợp pháp của người dân. Không có kế hoạch sử dụng đất, thì không làm được thủ tục về đất đai. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng”, bà Vân nói.
Từ thực tế ở địa phương, ông Kha Văn Phước, Trưởng phòng Tài nguyên (UBND huyện Cần Giờ) cho biết, chỉ riêng quy trình tại cấp huyện đã mất gần 3 tháng, cộng thêm quy trình từ huyện lên sở, từ sở lên UBND Thành phố, mất rất nhiều thời gian, chưa kể, nếu có sai sót thì phải trả lại, bổ sung hồ sơ.
Để rút ngắn thời gian phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, một số quận, huyện kiến nghị HĐND và UBND TP.HCM, mỗi năm nên có 2 đợt phê duyệt, ưu tiên danh sách hộ gia đình, nhà riêng lẻ theo hạn mức đất ở nhằm giải quyết nhu cầu cho người dân.
Giải trình với HĐND TP.HCM tại đợt giám sát vào đầu tháng 10/2022, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, từ bước chuẩn bị đến khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm mất rất nhiều thời gian và gần như không thể ban hành trước ngày 31/12 hằng năm như quy định.
Theo ông Thắng, TP.HCM đã có quy hoạch 5 năm được phê duyệt, có quy hoạch sử dụng đất 10 năm và quy hoạch xây dựng đô thị. Do vậy, việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm có thể chỉ mang tính hình thức. Hơn nữa, khi vừa làm xong kế hoạch sử dụng đất của năm nay đã phải chuẩn bị để lập, rồi thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của năm sau, nên rất mất thời gian và lãng phí.
-
Thị trường chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nhiệt, dự án sở hữu vùng giá hợp lý được nhà đầu tư săn lùng
-
GIA22 - GIA by KITA hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ: Bảo chứng giá trị sở hữu, gia tăng niềm tin
-
Hé lộ không gian sống của những gia đình danh giá có tầm ảnh hưởng bậc nhất miền Trung
-
Thị trường bùng nổ sau sáp nhập: Nhà đầu tư tìm kiếm ‘vàng thật’ giữa lòng Hội An
-
Người trẻ rời phố chật, về đô thị xanh để sống “đúng gu” và đầu tư cho tương lai bền vững -
Công ty Thuận Việt và Thế kỷ 21 chưa đủ điều kiện khoanh nợ tiền sử dụng đất -
Khu Đông Hà Nội vươn mình bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ -
Đà Nẵng: Tin mừng đối với Dự án Khu đô thị xanh Dragon City - Park -
Công thức bảo toàn tài sản và sinh lời bền vững của Vincom Shophouse Diamond Legacy -
Giải mã “cơn sốt” Boutique Gate Bình Minh - Hoàng Hôn - “Siêu bất động sản" mặt đường Trường Sa -
Ecolux City: Tâm điểm mới trong làn sóng đô thị hóa Bình Dương
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp