-
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
“Tân binh” không xuất hiện
Được tái khởi động từ đầu năm 2016, Dự án nhà ở cao tầng A10, Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong những khu chung cư mới xây dựng đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh (huy động vốn từ tài sản hình thành trong tương lai) từ tháng 1/2017. Nhưng đến thời điểm này, chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) vẫn chưa có thông tin chính thức về việc chào bán sản phẩm căn hộ tại dự án này (dù trên thị trường, một số môi giới bất động sản đã có thông tin mua bán “suất ngoại giao” từ lâu).
Theo nguồn tin từ chủ đầu tư, việc xác định giá bán, cũng như phương thức bán hàng đang là những vấn đề chính, khiến dự án chưa thể chính thức bán ra thị trường. Hàng loạt dự án căn hộ chung cư khu vực Cầu Giấy, Nam Từ Liêm đang được chào bán cũng là một yếu tố khiến Handico phải toan tính trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt.
Tương tự, Dự án Đầu tư xây dựng nhà ở Ngân hàng BIDV tại các lô đất CT2, CT7, TT1, TT3, TT4, TT5, TT8, TT9 thuộc Khu đô thị mới Nam An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) dù được Sở Xây dựng Hà Nội đồng ý cho phép huy động vốn từ tháng 1/2016, nhưng đến nay, thông tin về dự án này khá “im lìm”. Các sản phẩm tại dự án này ban đầu được định vị ở phân khúc bất động sản cao cấp (diện tích lớn, giá thành cao) từ những năm 2012 trở về trước, nay không còn phù hợp với thực tế thị trường và chủ đầu tư đang mắc kẹt bởi chính ý tưởng của mình trước đây.
Dự án Khu đô thị Nam đường Vành đai 3, còn được gọi là The Manor Central Park (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) của Công ty cổ phần Bitexco lại là câu chuyện khác. Dự án có diện tích gần 100 ha với mặt tiền hướng ra đường Vành đai 3, hạ tầng được thiết kế đồng bộ, nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng, nhà đầu tư.
Tại các ô đất quy hoạch số 4, 5, 6, 8 của Dự án đã được Sở Xây dựng Hà Nội cho phép huy động vốn từ tài sản hình thành trong tương lai vào tháng 8/2016, nhưng đến thời điểm này, dù tiến hành thi công khá rầm rộ, nhưng Bitexco vẫn chưa có thông tin chính thức về việc mở bán sản phẩm. Chủ đầu tư này ý thức được The Manor Central Park là một trong những khu đất có mặt bằng rộng và vị trí đẹp cuối cùng của Hà Nội, nên muốn “trau chuốt” thêm cho sản phẩm để được giá hơn.
Hy vọng thị trường sôi động hơn
Bức tranh thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2017 cho thấy, nguồn cung lớn cùng sức hấp thụ giảm, là vấn đề làm đau đầu nhiều chủ đầu tư.
Trong quý này, thị trường Hà Nội có 8.086 căn hộ thuộc 27 dự án được chào bán, dù giảm đến 14% so với quý I/2017, nhưng lại tăng đến 23% so với cùng kỳ năm 2016. Phần lớn là các đợt mở bán tiếp theo của các dự án lớn (thay vì là sản phẩm mới tung ra lần đầu).
Theo ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land, nguyên nhân có thể do nhiều dự án vẫn còn tồn một lượng lớn hàng, trong đó đa phần là số căn hộ có diện tích, vị trí, số tầng, hướng... không mấy thuận lợi theo quan điểm của số đông người mua nhà.
Về nguồn cung, phần lớn bất động sản mới đến từ khu phía Tây và Tây Nam của Hà Nội (chiếm gần 70% tổng số căn mở bán mới quý này). Về giá chào bán, không có quá nhiều thay đổi về mức giá trung bình so với quý trước, cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, phân khúc cao cấp có chiều hướng tăng giá với mức tăng lần lượt 1% và 3% tại thị trường sơ cấp và thứ cấp. Về thanh khoản, trong quý II/2017, tổng cộng có 4.650 căn hộ bán được, giảm 24% so với quý trước.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, thực tế thị trường quý II/2017 khá gây thất vọng, bởi thế, nhiều chủ đầu tư “găm” hàng lại để chờ thị trường sôi động hơn sẽ bung hàng. Tuy nhiên, thị trường có ấm lên hay không là điều không dễ phán đoán.
Cũng theo chuyên gia này, trong quý III/2017, khả năng thanh khoản sẽ được cải thiện với những dự án của các chủ đầu tư có uy tín.n
Một số dự án như: The Manor Central Park của Bitexco, Splendora giai đoạn 2 (Lakeside) của An Khánh JVC, hay Starlake Tây Hồ Tây của T.H.T (do Daewoo E&C sở hữu) đã lên kế hoạch mở bán.
-
Green Diamond mở ra tương lai phát triển dự án không gian xanh của Vinaconex -
3 điểm “vàng” của Chí Linh Center tại Bà Rịa - Vũng Tàu -
N.H.O chính thức mở bán bộ đôi tòa tháp phong cách chuẩn Hàn Quốc tại Quảng Ninh -
Đầu tư vào đâu khi “room” tín dụng đã được nới? -
Imperia Grand Plaza Đức Hoà bùng nổ chính sách lãi kép “mua 1 lãi 2” -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo thanh tra toàn bộ việc tách thửa ở "đảo Ngọc" Ân Phú -
Kon Tum đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường bao khu dân cư phía Nam TP. Kon Tum
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử