
-
Văn phòng, thương mại TNR Goldmark City đa tầng giá trị “hút” nhà đầu tư
-
Đắk Nông chấp thuận đầu tư Dự án Gia Nghĩa Golden Valley, tổng vốn hơn 880 tỷ đồng
-
Hải Dương đề xuất thu hút đầu tư 18 dự án nhà ở xã hội
-
The Global City đánh dấu sự trở lại với chính sách bán hàng bùng nổ thị trường dịp cuối năm -
Liên danh nhà đầu tư đề xuất 2 dự án nghìn tỷ tại Quảng Trị -
Mua nhà R1.01 Ichi Zen tại The Zenpark - Nhận nhà ở ngay hưởng ưu đãi “khủng” -
Căn hộ biển sở hữu lâu dài: Lời giải cho bài toán lựa chọn second home tại Phú Quốc
![]() |
Tổng kho xăng dầu Đức Giang (quận Long Biên) là 1 trong 9 cơ sở nhà, đất phải di dời theo quy hoạch đợt 1. |
Theo quyết định, 9 cơ sở nhà, đất thuộc các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên, Đống Đa, Bắc Từ Liêm do các Doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng không phù hợp quy hoạch phải di dời trong vòng 5 năm kể từ khi UBND TP. Hà Nội phê duyệt danh mục.
9 cơ sở nhà, đất phải di dời gồm: Công ty In báo Nhân dân Hà Nội, Công ty TNHH MTV In báo Hà Nội Mới (quận Hoàn Kiếm); Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (quận Ba Đình); Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long, Công ty TNHH MTV In và TM Thông tấn xã Việt Nam (quận Thanh Xuân); Nhà máy xe lửa Gia Lâm – Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Tổng kho xăng dầu Đức Giang (quận Long Biên); Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp (quận Đống Đa); Viện Hóa học công nghệ Việt Nam (quận Bắc Từ Liêm).
Đối với nhà, đất thuộc danh mục phải di dời nêu trên nhưng không thuộc đối tượng thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì cùng các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát danh mục nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch; đề xuất UBND TP. Hà Nội xin ý kiến HĐND TP. Hà Nội xem xét có ý kiến để bổ sung danh mục đảm bảo tiến độ kế hoạch di dời được Thành phố phê duyệt.
Sở Tài chính chủ trì, thực hiện đề xuất việc lập phương án xử lý, hình thức xử lý nhà, đất tại vị trí cũ khi di dời; chủ trì cùng các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất trên căn cứ báo cáo kê khai của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Đối với nhà, đất phải di dời do ô nhiễm môi trường (do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh nơi có cơ sở nhà, đất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành), UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các cơ quan thuộc Bộ rà soát lập danh mục theo quy định.
Ngay say đó, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3985/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội theo Quyết định số 130/QĐ-TTg, ngày 23/1/2015, của Thủ tướng Chính phủ và xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017, và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, ngày 15/7/2021, của Chính phủ (Ban Chỉ đạo).
Theo quyết định, Ban Chỉ đạo gồm 14 thành viên, do ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội làm Trưởng Ban; ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng Ban Thường trực.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp UBND TP. Hà Nội lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội.
Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành Hà Nội;
Đề xuất cơ chế chính sách phù họp để hỗ trợ khuyến khích thực hiện di dời, khai thác sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn tái đầu tư cho các cơ sở phải di dời và phương án sắp xếp lại, xử lý các loại tài sản công; Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện di dời.
Ban Chỉ đạo hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5270/QĐ-UBND, ngày 16/12/2021, của UBND TP. Hà Nội.
-
Đồng Nai phê duyệt điều kiện chọn nhà đầu tư trung tâm thương mại 6.000 tỷ đồng -
Quảng Nam đề xuất không lập quy hoạch tổng thể mặt bằng với dự án dưới 5 ha -
Quảng Nam yêu cầu giải quyết “điểm nghẽn” mặt bằng Khu dân cư Hương Quế Đông -
Ý tưởng quy hoạch khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất và đô thị Lý Sơn -
Hà Nội: Điều chỉnh 4 ô đất quy hoạch tại Khu đô thị Nam Thăng Long -
Hé lộ danh tính nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án bất động sản Ba Đồn -
Quảng Ngãi: Việc gia hạn sử dụng đất Dự án Khách sạn Sông Trà là chưa phù hợp
-
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm 21 bị cáo vụ "chuyến bay giải cứu"
-
“Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 5: Những thùng xốp chứa hàng triệu USD bẻ cong sự thật
-
“Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 4: Tung 3 chiêu, “hô biến” triệu tỷ đồng khỏi ngân hàng
-
Cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức lĩnh 21 năm tù, bồi thường 102 tỷ đồng
-
HRC Hòa Phát đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của thế giới
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện
-
Nutifood ký thỏa thuận tài trợ TP.HCM 1.000 tỷ đồng xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM