-
Lý do căn hộ phong cách Nhật Princess’s Manor hút nhà đầu tư -
Quảng Ngãi: Nguyên một khu tái định cư và hàng trăm lô đất tái định cư khác bị bỏ hoang hơn 10 năm -
Thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2024 phục hồi bền vững? -
Đồng Nai chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng -
Đà Nẵng đầu tư nhiều dự án trọng điểm trong phân khu đổi mới sáng tạo rộng 3.770 ha -
Khu đông Thủ đô sôi động, nhà đầu tư đổ về vùng ven “săn” đất -
TP.HCM: Nhà ở riêng lẻ cho phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm
Giai đoạn 2017-2022, khu vực miền Trung xuất hiện rất nhiều dự án nhà phố thương mại, biệt thự liền kề với mục đích kinh doanh, nổi bật như Phương Trang, Bàu Tràm Lakeside, Golden Hills, Nam Hòa Xuân, Ngô Quyền Shopping Street, FPT City, The Sunrise Bay, Cocobay (Đà Nẵng); Le Maison, Vincom Tuy Hòa (Phú Yên); Regal Dragon Quy Nhơn (Bình Định); các khu đô thị Bảo Ninh 1-2, Vincom Đồng Hới, Nhà ở thương mại TT. Nông trường Lệ Ninh (Quảng Bình)… Khi đó, thanh khoản của thị trường khá tốt, nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội, TP.HCM cũng tìm đến.
Theo các sàn môi giới, nhà phố thương mại, biệt thự liền kề vừa là khoản đầu tư, vừa có thể khai thác kinh doanh nên được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Nhưng hiện nay, khi thị trường chung đi xuống, phân khúc nhà phố thương mại, biệt thự liền kề lại càng ế ẩm. Tại nhiều dự án, các căn nhà phố, biệt thự liền kề đóng cửa im lìm, hoạt động kinh doanh rất hiếm, không ít nơi phải bỏ hoang, xuống cấp.
Trên trục đường Hùng Vương (TP. Tuy Hòa, Phú Yên), Dự án La Maison đã được chủ đầu tư thi công hoàn thiện hạ tầng từ rất sớm. Nhưng sau hơn 2 năm, hầu hết những căn nhà phố tại đây đóng cửa, không hoạt động. Điều này cũng xảy với nhiều dự án khác như Ngô Quyền Shopping Street, Bàu Tràm Lakeside…
Ngay tại Đà Nẵng - nơi được mệnh danh là thủ phủ du lịch miền Trung, tình trạng bỏ hoang các căn nhà phố thương mại, biệt thự liền kề cũng phổ biến. Điển hình tại Dự án Cocobay, sau những quảng cáo hào nhoáng về một kinh đô giải trí quốc tế, đến nay, các hạng mục công trình nhà phố, biệt thự liền kề của dự án này rơi vào cảnh hoang tàn, cỏ dại mọc um tùm.
Một số dự án cho thuê mặt bằng để triển khai kinh doanh như khu Nguyễn Sinh Sắc (Dự án Phương Trang), hay tại trục đường chính FPT City, song tỷ lệ rất thấp.
Bà Đặng Thanh Thiện, Giám đốc kinh doanh SCD Group cho biết: “Thời điểm sốt đất, đa phần người mua hướng đến việc mua đi bán lại kiếm lời, nên khi thị trường đi xuống, tình trạng bỏ hoang khá nhiều, không thu hút được người về ở và khai thác”.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của DKRA, nguồn cung mới nhà phố/biệt thự tại Đà Nẵng và vùng phụ cận trong quý II/2023 tuy có tăng so với quý trước, nhưng vẫn ở mức thấp. Toàn thị trường đón nhận nguồn cung mới nhà phố/biệt thự đến từ 3 dự án, với 135 căn mở bán, chỉ bằng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, theo DKRA, tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới rất thấp, chỉ đạt 13 căn, bằng 3% so với quý II/2022.
Trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại), giá bán các căn nhà phố/biệt thự tiếp tục xu hướng đi ngang so với quý trước, giảm 3 - 6% so với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn lượng giao dịch tập trung vào những dự án đã bàn giao nhà, hoàn thiện pháp lý với giá bán 3 - 5 tỷ đồng/căn.
“Giữa bối cảnh thị trường chung trầm lắng, mặt bằng lãi suất tuy có hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mức khá cao đã tác động tiêu cực khiến thanh khoản tiếp tục gặp nhiều khó khăn”, báo cáo của DKRA nhận định.
Ông Võ Trọng Phụng, chuyên gia bất động sản phân tích, do tỷ suất đầu tư khá cao (5-15 tỷ đồng/căn), nên nhiều nhà đầu tư trong thời kỳ sốt đất phải dùng đòn bẩy tín dụng để mua vào. Hiện nay, khi không đủ sức “gồng” lãi vay, họ tìm cách bán lại các sản phẩm đã mua, khiến phân khúc này ế càng thêm ế.
“Mức thanh khoản thấp như vậy hoàn toàn dễ hiểu, khi đây là giai đoạn thị trường chung đang hết sức trầm lắng, các ngân hàng vẫn thắt chặt tín dụng”, ông Phụng nhận định.
Mặc dù vậy, vẫn có một số dự án mới được các chủ đầu tư chào bán ra thị trường. Đơn cử, tại Đồng Hới (Quảng Bình), cả hai dự án Khu đô thị Bảo Ninh 1 (Regal Group làm chủ đầu tư) và Khu đô thị Bảo Ninh 2 (Tập đoàn Nam Mê Kông làm chủ đầu tư) đang hoàn thiện hạ tầng. Trước đó, vào đầu năm 2022, hai dự án này đã chào bán ra thị trường các sản phẩm nhà phố thương mại, biệt thự liền kề với mức giá khá cao, nhưng từ nửa cuối năm 2022 đến nay, tình hình thanh khoản các sản phẩm sơ cấp lẫn thứ cấp tại hai dự án này khá trầm lắng. Chủ đầu tư hy vọng, với việc tích cực hoàn thiện hạ tầng, sẽ lôi kéo được nhiều nhà đầu tư.
“Hiện thị trường có giá rất mềm, nhiều căn biệt thự chỉ 6-8 tỷ đồng, trong khi thời cao điểm lên đến 12-14 tỷ đồng. Nhà đầu tư có tiềm lực mạnh vẫn nên mua vào, bởi khi thị trường ấm lên, họ sẽ thu lợi lớn”, một nhà môi giới tại Đồng Hới khuyên.
-
Kiến nghị UBND TP.HCM sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất -
TP.HCM: Trong ngắn hạn, bảng giá đất chưa làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất -
Tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn -
Bình Định quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được tách, hợp thửa đất -
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục dừng đấu giá đất, trả lại tiền -
Nhiều dự án bất động sản phía Nam chờ hồi sinh khi thông dòng vốn -
Hà Nội có thêm 9 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán, đa phần đều giá cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản