Khi đại gia bất động sản đi bán...bánh mỳ
- 02/02/2015 09:37
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tâm thư của doanh nhân tặng 500 tỷ cho doanh nghiệp Việt
Sắp khai trương Trung tâm Thương mại miễn phí thuê mặt bằng
Cận cảnh đối thủ mới của Coca-Cola và Pepsi
Quà tặng bất ngờ cho khách mua căn hộ dát vàng
Đại gia Đường "bia" nghi có kẻ gây cháy tại Hòa Bình Green City
Đại gia "Đường bia": Sau bia cỏ là chung cư dát vàng
Bàn giao chung cư mạ vàng Hoà Bình Green City
Sốc: Đại gia Đường “bia” tặng 25.000 m2 sàn thương mại cho hàng Việt
Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hòa Bình Group tại Lễ Khai trương TTTM V+

Một lần nữa, ông chủ của hàng loạt dự án bất động sản ở Hà Nội như dự án 6 sao Hòa Bình Green City, Tháp đôi Hòa Bình Summerset Hoàng Quốc Việt, Chung cư Hòa Bình Green Apartment 376 đường Bưởi...là ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hòa Bình Group, lại tiếp tục gây sốc.

Lần này không phải là chung cư 6 sao dát vàng hay miễn phí 50 năm cho doanh nghiệp thuê Trung tâm Thương mại V+ mà là chuyện ông bán bánh mỳ để thu hút khách đến TTTM V+.

Số là sau khi quyết định miễn phí 25.000m2 diện tích TTTM V+ cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng Việt Nam vào bán hàng, trưng bày sản phẩm nhưng doanh nghiệp Việt phần thì ít sản phẩm, phần sợ ít khách không bán được hàng nên ông quyết định dùng "hàng mồi" để hút khách đến mua và chứng minh cho doanh nghiệp Việt Nam thấy rằng, nếu cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng, giá rẻ thì sẽ sống khỏe.

Đầu tiên là ông thuê một chuyên gia làm bánh mỳ hạng nhất thế giới của Bỉ về làm việc trong 5 năm với mức giá 200 triệu đồng/tháng. Nhưng ông giao hẹn: "Tôi trả ông 100 triệu đồng/tháng để ông làm bánh nhưng trong 5 năm ông phải đào tạo cho tôi đội ngũ làm bánh mỳ như ông để sau này tôi xây dựng hệ thống TTTM V+ bán hàng Việt ở các tỉnh thì thợ phải làm được".

Ông cũng nhập về 3 dây chuyền làm bánh hiện đại, cao cấp nhất thế giới. Bột mỳ làm bánh cũng là bột ngon nhất, hảo hạng nhất và dùng nước tinh khiết làm bánh.

Thế nên, trong ngày khai trương TTTM V+, quầy bánh mỳ "ngon nhất thế giới của ông Đường" chỉ với giá từ 2.000-10.0000 đồng đã hết veo trong vòng vài phút vì đơn giản "Bánh mì ông Đường ngon hơn mà rẻ hơn gấp chục lần bánh mì ở khách sạn 5 sao".

Không những làm bánh mỳ, tại TTTM của mình ông Đường còn tự sản xuất quần áo chất liệu cotton 100% , mẫu mã phòng phú, trẻ trung, giá từ 20-50.000 đồng/chiếc; các sản phẩm nước uống có ga V Cola; nước tăng lực Fansipan, nước uống thể thao Sport 5… giá thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại trên thị trường 20%... Kết quả đến cuối ngày khai trương nhiều quầy hàng đã trống trơn. Đây là một hiện tượng hiếm có tại các siêu thị trong nước.

Trong bối cảnh hàng loạt TTTM tại Hà Nội ế ẩm, ít khách buộc chủ đầu tư phải căng đầu nghĩ cách mời khách đến thì phương thức dùng hàng Việt Nam chất lượng cao, giá rẻ bước đầu đã cho thấy hiệu ứng tốt.

"Tôi mong muốn V+ sẽ là một TTTM của người Việt Nam và là nơi để khách du lịch, ngoài nước tìm đến để mua những mặt hàng sản xuất tại Việt Nam có giá trị và chất lượng cao, nhờ đó giảm lượng hàng nhập khẩu và gánh nặng chi tiêu ngoại tệ cho đất nước. Tâm nguyện của tôi khi xây dựng TTTM này nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", góp phần quảng bá hình ảnh, con người và sản phẩm Việt tới khách du lịch nước ngoài, thu hút ngoại tệ cho đất nước”, ông Đường nói.

Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn như Metro, Lotte, Aeon, Big C, Robinson…chiếm gần như hết thị phần trong nước. Đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện cam kết WTO khi mà đến 1/1/2015 các nhà bán lẻ nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào VN, đồng thời giảm thuế hàng hóa nhập khẩu từ các nước Asean và Trung Quốc xuống còn 0%. Do đó, ông Đường lo ngại đến nền sản xuất của trong nước trước nguy cơ doanh nghiệp ngoại sẽ chi phối lĩnh vực sản xuất.

“Mỗi một tỉnh mà không có 1 trung tâm thương mại để bán hàng trong nước là “chết”. Hiện nay Lotte bán hàng Hàn Quốc, Aeon bán hàng của Nhật, Robinson bán hàng Thái…Vì thế tôi tâm nguyện phải có một trung tâm thương mại cao cấp của người Việt và “bán hàng của người Việt”. Trước mắt, Hòa Bình đang có kế hoạch xây 3 TTTM tại Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng để doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp địa phương vào bán sản phẩm của mình, cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài", ông Đường tiết lộ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản