
-
"Trọn một góc trời Hạ Long" tại dinh thự mặt vịnh Monaco
-
Khoảng 800.000 tỷ đồng sẽ chảy vào bất động sản trong năm 2022
-
Cạn cung, bất động sản liên tiếp lập đỉnh giá mới
-
Thị trường bất động sản khởi động loạt thương vụ M&A “bom tấn” -
Tạm “khóa” chuyển mục đích, giá đất tại “thủ phủ” phân lô vẫn “dựng đứng” -
Bỏ khung giá đất có tác động đến giá nhà? -
Hải Phòng dành 433,19 ha đất phát triển dự án nhà ở xã hội trong năm 2022
![]() |
Ảnh minh họa |
“Ma trận” tên thương mại dự án
Trong lĩnh vực bất động sản, việc tự ý đặt tên thương mại cho dự án để đánh bóng, quảng cáo và bán hàng là điều không hiếm. Thay vì sử dụng tên theo sự cấp phép của cơ quan chức năng, các chủ đầu tư lại tạo “nick name” bằng những cái tên gắn tiếng nước ngoài.
Việc dự án có nhiều tên khác nhau gây ra sự nhiễu loạn, khó quản lý đối với địa phương. Do vậy, không ít dự án, khi được hỏi thông tin theo tên quảng bá, cơ quan chức năng cho biết, trên địa bàn không có dự án này.
Chẳng hạn, ở khu đất 218 - đường Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức (TP.HCM), sau khi được giao đất, ngày 14/11/2017, Sở Xây dựng có văn bản trình UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư Dự án Khu phức hợp căn hộ kết hợp thương mại, dịch vụ văn phòng. Thế nhưng, sau khi được tung ra thị trường, dự án này lại có tên khá “kêu” và hoàn toàn lạ lẫm: “King Crow Infinity”.
Không chỉ ở TP.HCM, mà các tỉnh khác cũng xảy ra tình trạng tương tự. Mới đây, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định số 41/QĐ-XPHC xử phạt Công ty TNHH Đầu tư bất động sản An Phú Land số tiền 90 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính là đặt tên hoặc điều chỉnh tên dự án đầu tư xây dựng nhà ở không đúng quy định hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Nhà đầu tư dễ bị lạc lối
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, từ năm 2018 đến nay, trên thị trường bất động sản đã xuất hiện tình trạng “loạn” danh xưng “chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, căn hộ siêu sang”, kể cả bằng tên nước ngoài gắn với các cụm từ như Luxury, Premier, Royal…
Được hỏi về nội dung này, các lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng, đây chỉ là hình thức đặt tên thương mại cho dự án để chủ đầu tư dễ quảng bá thương hiệu cũng như tạo ấn tượng, chứ không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Nhưng thực tế, chính vì tên dự án được chủ đầu tư tự ý “khai sinh” làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn, bị lừa, dẫn đến bị thiệt hại về quyền lợi khi mua nhà.
Chẳng hạn, tại Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Nhà Đất Việt, tháng 5/2019, ông Trần Trung Hiếu (28 tuổi, ngụ TP. Hà Nội, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty) đã thỏa thuận nhận chuyển nhượng một thửa đất ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi của ông L.M.T.
Sau đó, Hiếu nhờ một người bạn đứng tên trên hợp đồng với tư cách bên mua thay Hiếu. Cũng thời gian này, Hiếu thỏa thuận và nhận chuyển nhượng một thửa đất ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi của bà L.T.M.L. và tiến hành đặt cọc.
Khi đàm phán mua bán, thị trường bất động sản sốt giá, nhu cầu người mua tăng cao. Lợi dụng tình hình này, dù chưa hoàn tất thủ tục mua bán, sang tên theo quy định, Hiếu đã tự ý sử dụng các thửa đất trên, lấy pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Nhà Đất Việt tự lập dự án, vẽ phân lô đất nền.
Để thuận tiện cho việc bán hàng, Hiếu tự đặt tên là “Dự án Khu dân cư Lộc Phát Garden” và “Dự án Khu dân cư Nhuận Đức” để quảng cáo và bán đất nền. Có 12 khách hàng ký hợp đồng và thanh toán số tiền hơn 8,4 tỷ đồng cho Hiếu và bị chiếm đoạt.
Ngày 30/6/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Trung Hiếu để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Chia sẻ về việc chủ đầu tư đặt tên thương mại cho dự án, luật sư Nguyễn Sơn Tùng (Công ty Luật Legal United Law) cho hay, trường hợp thay đổi tên dự án, nhà đầu tư phải nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư tới cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan việc thay đổi tên. Nhưng các chủ đầu tư ít chọn giải pháp này, vì họ thường không làm dự án bài bản ngay từ đầu. Họ chỉ thật sự suy nghĩ về tên dự án khi thực hiện công tác truyền thông và tiếp thị để chuẩn bị bán hàng.
“Việc đặt tên như trên sẽ gây khó khăn, phức tạp cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý dự án đầu tư. Ngoài ra, chính việc tự ý đặt dẫn đến khả năng trùng tên dự án, gây hiểu lầm, ngộ nhận, nhầm lẫn giữa dự án này với dự án khác”, luật sư Tùng nói.

-
Casamia Calm Hoi An - cái bắt tay của Đạt Phương và Cen Land -
Cạnh tranh tăng cung ở đô thị vệ tinh -
Hùa theo sốt đất, nhà đầu tư “tay mơ” coi chừng ôm hận -
HP Galaxy Cao Bằng khuấy động thị trường Bất động sản Cao Bằng -
Doanh nghiệp phất lên nhờ nắm quỹ đất vùng ven -
Đất nào sốt ảo? -
Nghịch lý thị trường căn hộ tại TP.HCM: Sức mua giảm, giá leo thang
-
1 Bộ Công thương đã trình lại Đề án Quy hoạch điện VIII
-
2 Chứng khoán VNDirect lo ngại về các khoản nợ trái phiếu 2.900 tỷ đồng của Kinh Bắc
-
3 Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội: Kích hoạt phương án dự phòng
-
4 Thống nhất vị trí xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng trên đường vành đai 4
-
5 Thiếu dòng tiền tự thân, khó tiếp cận tín dụng, doanh nghiêp nhỏ lo khó phục hồi
-
Nhà máy Đạm Cà Mau bảo dưỡng tổng thể năm 2022
-
Generali Việt Nam ra mắt bảo hiểm đầu tư giáo dục “VITA - Cho Con”
-
TD Group khởi công dự án Boutique Opera House tại Hải Phòng
-
Sắp diễn ra “Hội thảo tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh”
-
Mục tiêu chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh
-
Vinamilk 10 năm liền góp mặt trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Vietnam