
-
Gia Lai sẽ có thêm 618 căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành cuối năm nay
-
Chiến lược của Cen Land trong “cuộc chơi mới” của thị trường bất động sản
-
Hành trình “chấp bút” xây dựng Đề án Trung tâm giao dịch bất động sản do Nhà nước quản lý
-
Bất động sản Hải Phòng có xu hướng đi lên trong nửa đầu năm 2025 -
Tâm lý phòng thủ vẫn chi phối thị trường bất động sản -
Tái khởi động dự án Golden Wind Resort & Hotel: Bệ phóng cho đô thị biển Cửa Lò vươn tầm -
Chủ đầu tư khu công nghiệp tìm cách đa dạng hóa thị trường
Bắc Giang “đau đầu” vì giải phóng mặt bằng
Theo Bộ Xây dựng, Bắc Giang đang dẫn đầu cả nước về lượng nhà ở xã hội được khởi công xây dựng. Cụ thể, địa phương này đang có 5 dự án, tương ứng với 12.475 căn, cao hơn cả Hải Phòng (7 dự án, 11.678 căn) và Bắc Ninh (15 dự án, 10.500 căn).
![]() |
Bắc Giang là một trong những tỉnh đi đầu về công tác xây dựng nhà ở xã hội. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang |
Tuy nhiên, những con số tích cực trên không đồng nghĩa với việc quá trình phát triển nhà ở xã hội tại địa phương được “trải đầy hoa hồng”. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, địa phương này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp lý liên quan đến Luật Đầu tư, Nhà ở, Đất đai.
“Ngoài ra, chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng chưa đủ hấp dẫn. Gói hỗ trợ tín dụng 120.000 tỷ đồng cũng đang triển khai rất chậm, do điều kiện đặt ra còn khó khăn…”, lãnh đạo tỉnh chia sẻ các khó khăn về mặt chính sách.
Đồng thời, trên thực tế, lãnh đạo địa phương cho biết, đã xuất hiện tình trạng một số chủ nhà trọ lo ngại thu nhập bị sụt giảm do sự xuất hiện của nhà ở xã hội nên đã cố tình gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Các khó khăn chồng chéo nhau khiến nhiều dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Bắc Giang bị chậm tiến độ xây dựng, ví dụ như dự án khu nhà ở xã hội tại xã Quang Châu. Theo kế hoạch, thời hạn thực hiện dự án sẽ kéo dài từ tháng 4/2022 đến tháng 4/2024. Tuy nhiên, hiện dự án vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, những cái tên khác như dự án khu nhà ở xã hội số 1 (xã Dĩnh Trì) và nhà ở xã hội Vân Trung (huyện Việt Yên) cũng gặp phải vấn đề tương tự. Do đó, dù con số khởi công của tỉnh tương đối “đẹp” nhưng kết quả thực tế trong hiện tại vẫn chưa cao.
Chính vì lý do đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã phải kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ điều chỉnh giảm chỉ tiêu hoàn thành số căn nhà ở xã hội trong năm 2024, từ 12.500 căn xuống 2.428 căn, để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với tình hình triển khai thực tế của tỉnh.
Ngay cả với những dự án nhà ở xã hội đang mở bán, người dân địa phương cũng không dễ để tiếp cận. Trong hội nghị đối thoại với công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được tổ chức vào cuối tháng 5/2024, anh Thân Văn Thiện (công nhân) cho biết, rất ít người lao động có thể đăng ký mua được dự án khu nhà ở xã hội thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên).
“Nguyên nhân do nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp nhưng giá bán vẫn quá cao. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ các vướng mắc trong một số quy định về vay vốn, thẩm định đối tượng, thủ tục hành chính chứng minh đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ”, anh Thiện chia sẻ tại sự kiện.
Bắc Ninh có tới 28 dự án gặp khó
Ngay cả với Bắc Ninh, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nhà ở xã hội, cũng đang phải đối diện với nhiều “bài toán” khó. Trong một hội nghị được tổ chức vào đầu tháng 4/2024, lãnh đạo tỉnh cho biết hiện vẫn có tới 28 dự án đang chờ được tháo gỡ vướng mắc.
Trong đó, chủ yếu các khó khăn tập trung ở công tác đền bù giải phóng mặt bằng; các thủ tục hành chính, nhất là quy định về đảm bảo phòng cháy, chữa cháy; việc gia hạn tiến độ đầu tư đối với các dự án đã được phê duyệt…
Đáng chú ý, Bắc Ninh còn có 2 dự án nhà ở xã hội phục vụ khu công nghiệp được thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Tuy nhiên, khi dự án đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, số lượng nhà bán ra vẫn rất ít, do các khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng.
Không chỉ vậy, nhiều dự án nhà ở xã hội của Bắc Ninh dù đã được giao đất cả cả chục năm trước nhưng vẫn rơi vào cảnh chậm tiến độ sử dụng đất. Đây là trường hợp của khu nhà ở chung cư cho người thu nhập thấp tại phường Đình Bảng. Dự án này dù đã được giao đất vào tháng 1/2012 nhưng hiện công trình vẫn chỉ nằm “trên giấy”.
Ngoài ra, dự án khu chung cư cho người thu nhập thấp tại phường Tân Hồng và Đồng Nguyên cũng có tình trạng tương tự, dù đã được giao đất từ tháng 7/2011. Cả hai dự án trên đều đã phải trải qua một đợt gia hạn vào năm 2022.
-
Dòng vốn thông minh quay lại nội đô: Bất động sản khai thác ngay được săn lùng -
TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư khu “đất vàng” tại Đại lộ Võ Văn Kiệt -
Vinhomes và Vincom Retail hợp tác kiến tạo khu phố thương mại đắt giá bậc nhất Hà Nội -
Vincom Mega Mall Royal Island - Biểu tượng bán lẻ mới của Hải Phòng -
Năm giá trị sống đắt giá tại The Ocean Resort Quy Nhon -
Cầu Hoàng Gia thông xe: Cú hích nghìn tỷ đưa bất động sản Vũ Yên cất cánh -
Hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người có công, gia đình liệt sĩ trước ngày 24/7/2025
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Vehere công bố phiên bản v1.8.1 hướng tới các chuyên gia phân tích bảo mật
-
Envision Energy hợp tác với FERA Australia phát triển dự án điện gió công suất 1 GW
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Midea Building Technologies tổ chức Hội nghị TRUE lần thứ 4
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo