
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
Ngày 27/5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội.
Đáng chú ý, Phó thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hoá tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội.
Về quy định các giai đoạn của dự án đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị không quy định riêng nhằm bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng được hỗ trợ nhà ở xã hội, đồng thời đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác xoay quanh phân khúc nhà ở xã hội cũng được đưa ra thảo luận. Theo đó, nhiều đại biểu đồng thuận với quy định nộp tiền sử dụng đất được tính tại thời điểm chủ đầu tư dự án khi bán lại nhà ở xã hội sau 10 năm cho thuê; người mua nhà ở xã hội là căn hộ chung cư sau 5 năm được bán và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, với quy định trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ (được xây dựng tại xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) phải nộp tiền sử dụng đất, Phó thủ tướng yêu cầu xem xét, tính toán, quy định cụ thể bảo đảm quyền lợi của bà con đồng bào dân tộc tộc thiểu số, người dân ở vùng khó khăn.
Đối với các nội dung liên quan đến phát triển nhà ở xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, các đại biểu kiến nghị cho phép chủ đầu tư được đề xuất hình thức thực hiện là dành một phần diện tích, bố trí quỹ đất thay thế, hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây nhà ở xã hội với tỷ lệ tối thiểu là 20%.
Bên cạnh đó, các lãnh đạo địa phương cũng đã đưa ra những góp ý trong công cuộc phát triển nhà ở xã hội.
Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đề nghị ghi rõ số tiền chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại nộp vào ngân sách tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây nhà ở xã hội chỉ sử dụng để phát triển nhà ở xã hội.
Mặt khác, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú lại kiến nghị bổ sung nội dung khuyến khích chủ đầu tư nhà ở thương mại trong dự án phát triển đô thị, dành kinh phí đầu tư xây nhà ở xã hội tại quỹ đất được bố trí thay vì nộp tiền vào ngân sách.
Các nội dung khác nhận được các ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung, làm rõ thêm về chính sách tín dụng ưu đãi, diện tích, hệ số sử dụng đất tối thiểu đối với nhà ở xã hội riêng lẻ; quy định thêm trách nhiệm thẩm định của cơ quan quản lý Nhà nước đối với nghĩa vụ xây nhà ở xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại; xem xét lại quy định bố trí quỹ đất trong khu công nghiệp để làm nhà lưu trú cho công nhân…
-
Tránh “bẫy” khi mua bất động sản nhờ ứng dụng công nghệ -
TP.HCM chốt tỷ lệ phần trăm các chi phí, lợi nhuận làm cơ sở định giá đất -
Nguồn hàng được cải thiện, chủ đầu tư tranh thủ mở bán -
Mách nước cho người trẻ mua nhà an toàn -
Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng tháo gỡ vướng mắc trong xây dựng nhà ở xã hội -
Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch -
So kè 2 chung cư mới mở bán tại quận Hà Đông, Hà Nội
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển