-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Sự lựa chọn “bất đắc dĩ”
Chỉ 8 tháng sau vụ cháy chung cư mini thảm khốc ở Khương Hạ (Thanh Xuân), người dân Hà Nội lại bàng hoàng chứng kiến thêm vụ hỏa hoạn thương tâm tại một nhà trọ ở Trung Kính (Cầu Giấy).
Căn chung cư mini bị cháy tại Khương Hạ nằm sâu trong ngõ nhỏ. |
Hai vụ việc trên đều có điểm chung là địa điểm cháy nằm sâu trong ngõ nhỏ và bản thân căn nhà không đảm bảo các yếu tố về an toàn phòng cháy chữa cháy. Đây cũng là hiện trạng chung của nhiều chung cư mini và nhà trọ tại Hà Nội. Dẫu biết là nguy hiểm, rủi ro nhưng vì mức giá rẻ, nhiều người vẫn phải thuê/mua những căn nhà này.
“Thị trường ngày càng thiếu trầm trọng các sản phẩm nhà ở giá rẻ, phù hợp với túi tiền của phần đông người dân. ‘Bần cùng bất đắc dĩ’, đứng trước mong muốn cần ổn định chỗ ở, trong khi tài chính có hạn, nhiều người không dám ‘mơ’ mua được những căn nhà đảm bảo chất lượng”, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định.
Trong bối cảnh giá bán căn hộ chung cư mới đạt ngưỡng 50 - 70 triệu đồng/m2, giá thuê một căn studio cũng lên tới 8 triệu đồng/tháng, những căn nhà trọ hay chung cư mini bỗng trở thành một lựa chọn “bất đắc dĩ” đối với những người có hầu bao eo hẹp.
Sau các vụ cháy thương tâm, phía cơ quan chức năng cam kết sẽ tiếp tục thắt chặt những quy định về phòng cháy chữa cháy tại các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh, đây cũng chỉ là các giải pháp trước mắt.
“Về dài hạn, chúng ta phải có hệ thống đồng bộ trong quy hoạch đô thị và đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp để giảm dần thuê trọ tự phát như hiện nay. Tôi cho rằng, ở Hà Nội đang còn nhiều quỹ đất để triển khai xây nhà cho người có thu nhập thấp thuê, cần phải có cơ chế và phải đi vào thực chất hơn”, ông Trịnh Xuân An chia sẻ bên lề Quốc hội.
Trên địa bàn quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, những căn hộ chung cư mini có giá bán khoảng 30 - 35 triệu đồng/m2. Giá thuê cũng chỉ dao động khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Nếu xét về mức giá, hiện chỉ có duy nhất các dự án nhà ở xã hội mới có đủ sức cạnh tranh, với mức giá chỉ rơi vào khoảng 20 triệu đồng/m2.
Một triệu căn nhà ở xã hội, hàng triệu giấc mơ an cư
Đề án một triệu căn nhà ở xã hội là một chính sách nhân văn, nhằm hiện thực hóa giấc mơ an cư của hàng triệu người lao động. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện của đề án vẫn còn đang chậm so với kế hoạch.
Theo báo cáo của VARS, trong giai đoạn năm 2021 - 2025 của đề án, cả nước cần phải hoàn thành 428.000 căn hộ nhà ở xã hội. Tuy nhiên, hiện con số mới chỉ dừng ở mức 37.868 căn, thực hiện được 8,9% kế hoạch.
Trong cuộc họp với Thủ tướng vào ngày 17/5, phía lãnh đạo Bộ Xây dựng thẳng thắn chỉ ra rằng, nhiều tỉnh, thành phố tập trung lượng lớn khu công nghiệp như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỷ lệ thực hiện nhà ở xã hội vẫn còn thấp so với mục tiêu của đề án.
Trong cuộc đối thoại với công nhân, lao động Thủ đô mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng thừa nhận rằng, việc triển khai nhà ở xã hội ở Hà Nội còn chậm, khả năng cung ứng của thành phố vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo ông Thanh, ngoài một số nguyên nhân khách quan, sự chậm trễ này còn là “lỗi của lãnh đạo thành phố, UBND thành phố, các sở ngành, các quận huyện".
"Tôi đề nghị Sở Xây dựng và các sở, ngành khác phải đau đáu vấn đề này, với tinh thần xử lý nhanh nhất, quyết liệt nhất để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân, người lao động. Đã chậm rồi, nhưng phải cố gắng. Đây là món nợ, cần phải xác định đây là món nợ với người lao động, công nhân của thành phố", ông Thanh quả quyết.
Hy vọng trong tương lai, không chỉ riêng Hà Nội, mà các tỉnh, thành phố khác cũng sẽ quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ giải quyết bài toán an sinh của người dân. Khi mỗi người Việt Nam đều có một “tổ ấm” đúng nghĩa, những vụ việc thương tâm như tại Trung Kính hay Khương Hạ sẽ không còn tái diễn.
-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025