-
MIK Group chuẩn bị ra mắt 2 tòa căn hộ cao cấp phân khu The Sola Park -
Hà Nội dồn lực triển khai vành đai 4 Thủ đô, bất động sản dọc hai bên đường hưởng lợi -
Căn hộ nghỉ dưỡng vịnh Bái Tử Long: Đầu tư an toàn, sinh lời hấp dẫn -
Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh -
Đặc quyền tận hưởng chuỗi bộ sưu tập “chuẩn 5 sao” của cư dân The Opus One -
Thừa Thiên Huế: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf 270 ha -
Khởi công dự án Phố thương mại công viên Glory Downtown tại thành phố Thái Bình
Hàng chục cư dân sống tại dự án Khu dân cư Palm Residence (thuộc dự án Palm City, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Báo Đầu tư về việc chủ đầu tư của dự án là Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc (Liên doanh giữa Công ty TNHH Keppel Land với Tiến Phước và Trần Thái) liên tục trì hoãn việc ký hợp đồng mua bán… dù nhà đã nhận bàn giao và vào ở được 4 năm nay.
Dù đã nhận bàn giao nhà và vào ở được 4 năm, nhưng cư dân tại dự án Palm Residence vẫn chưa được ký hợp đồng mua bán, cư dân không thể đăng ký tạm trú, tạm vắng. Ảnh: Trọng Tín |
“Dài cổ” chờ ký hợp đồng mua bán
Ông N.M.P, một cư dân sống tại khu dân cư Palm Residence cho biết, giữa năm 2016, ông và nhiều cư dân khác đã tiến hành ký kết Hợp đồng thuê nhà dài hạn với Công ty Nam Rạch Chiếc với nội dung sau khi khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ tài chính thì Công ty Nam Rạch Chiếc có nghĩa vụ ký kết hợp đồng mua bán căn nhà, bàn giao căn nhà và các giấy tờ pháp lý có liên quan cho cư dân.
Sau khi ông P. đã hoàn tất nghĩa vụ đóng tiền, năm 2017, chủ đầu tư tiến hành bàn giao nhà cho cư dân, nhưng cũng chính thời điểm đó, chủ đầu tư đã tiến hành cuộc hợp với cư dân và thông báo về việc gia hạn thời gian ký hợp đồng mua bán và cam kết đến tháng 6/2018 sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng và bàn giao căn nhà cho cư dân.
Đến ngày 25/8/2018, chủ đầu tư tiếp tục đưa ra lý do khách quan từ phía các cơ quan chức năng để lùi ngày ký kết hợp đồng mua bán sang tháng sau. Nhưng sau đó, chủ đầu tư tiếp tục hứa hẹn về thời gian dự kiến ký kết hợp đồng mua bán căn nhà với cư dân là trong quý I/2020.
Dù liên tục hứa hẹn, nhưng đến nay, Công ty Nam Rạch Chiếc vẫn không tiến hành ký kết Hợp đồng mua bán căn nhà như cam kết.
“Đã hơn 4 năm kể từ thời điểm đến hạn như hợp đồng đã ký kết, mặc dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, nhưng chúng tôi vẫn chưa được ký kết hợp đồng mua bán Căn nhà. Trong khi đó, không ít người trong chúng tôi phải dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để có thể thanh toán gần 7 tỷ đồng cho chủ đầu tư”, ông P. nói.
Theo ông P. mặc toàn bộ cư dân đã nhận bàn giao nhà và vào sinh sống, nhưng về mặt pháp lý, thì ông và các cư dân khác chỉ mới ký hợp đồng thuê nhà, và vì không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh đang sở hữu nhà, nên các cư dân tại đây cũng không thể đăng ký tạm trú, tạm vắng với cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt của người dân.
“Bản thân chúng tôi khi cần tiền, muốn thế chấp căn nhà để vay ngân hàng cũng không được vì không có điều gì để chứng minh căn nhà đó thuộc sở hữu riêng của chúng tôi”, ông P. nói và đồng thời bày tỏ, bản thân ông lúc mua căn nhà này vì sự uy tín của chủ đầu tư, nhưng đáp lại sự tin tưởng đó, Công ty Nam Rạch Chiếc vẫn luôn đưa ra những thông tin mơ hồ, không rõ ràng khiến tất cả cư dân vô cùng hoang mang, lo lắng.
“Kể từ khi nhận nhà đến nay, chủ đầu tư chỉ có họp với cư dân liên quan đến vấn đề an toàn, an ninh vào năm 2018, chưa có một buổi họp nào với cư dân để thông tin về tình hình pháp lý thế nào, nếu có cũng chỉ trao đổi qua email, thư từ”, ông P. nói thêm.
Chủ đầu tư nói gì?
Sau nhiều lần thất hứa, các cư dân đã gửi thư mời họp cho Công ty Nam Rạch Chiếc để đề nghị chủ đầu tư công bố các hồ sơ pháp lý liên quan đến Khu dân cư Palm Residence và lộ trình ký kết Hợp đồng mua bán cụ thể.
Palm Residence là dự án thành phần thuộc dự án Palm City được chính thức giới thiệu ra thị trường từ năm 2016 và đã bàn giao cho cư dân vào ở, nhưng đường kết nối từ Xa lộ Hà Nội vào bên trong dự án vẫn chưa hoàn thiện. Ảnh: Trọng Tín |
Trong văn bản do ông Lim Jean Loong, Tổng giám đốc Công ty Nam Rạch Chiếc ký vào ngày 8/6/2021 để trả lời thư mời họp nêu trên, chủ đầu tư cũng đã nêu ra lý do chậm thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán với cư dân.
Cụ thể, văn bản nhấn mạnh Công ty Nam Rạch Chiếc đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất với cơ quan nhà nước và được giao đất cho dự án Palm City. Tuy nhiên, thời gian qua, do Thành phố tập trung làm việc về vấn đề Thủ Thiêm khiến tiến độ pháp lý nhiều dự án trong Thành phố bị ảnh hưởng, bao gồm cả dự án Palm Residence.
“Hiện tại, Nam Rạch Chiếc đang chờ hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Việc xác định lại các nghĩa vụ bổ sung sẽ liên quan đến nhiều cơ quan hữu quan. Chúng tôi hy vọng việc này sẽ được thông qua trước cuối năm nay (tức cuối năm 2021 – PV) để chúng tôi có thể tiến hành các thủ tục pháp lý xin phê duyệt nhằm tiến tới ký hợp đồng mua bán”, văn bản Công ty Nam Rạch Chiêc nêu rõ.
Chưa biết tiến độ pháp lý xử lý đến đâu, nhưng mới đây nhất, ngày 7/4/2022, ông Lim Jean Loong, Tổng giám đốc Công ty Nam Rạch Chiếc tiếp tục ký văn bản gửi các cư dân để giải thích cho việc chậm trễ ký hợp đồng mua bán.
Văn bản nêu rõ, hiện công ty Nam Rạch Chiếc đang làm việc với các cơ quan chức năng liên quan và đợi kết quả kiểm tra Palm City cũng như phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án.
Công ty Nam Rạch Chiếc một lần nữa dẫn lý do “việc tập trung vào các vấn đề của Thủ Thiêm và đại dịch đang diễn ra đã dẫn đến tình trạng pháp lý của nhiều dự án trong khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm cả Palm Residence” để giải thích cho việc trì hoãn ký hợp đồng mua bán với cư dân trong thời gian này.
Tại buổi làm việc giữa đại diện các cư dân, đại diện chủ đầu tư và Đội Thanh tra địa bàn TP. Thủ Đức (thuộc Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM) vào ngày 12/5/2022, ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Công ty Nam Rạch Chiếc cho biết, hiện nay, Công ty Nam Rạch Chiếc đang xúc tiến với cơ quan chức năng để hợp thức hóa pháp lý cho cư dân.
Tuy nhiên, ông Hiệp cho rằng, dự án đang bị vướng kết luận của Thanh tra Chính Phủ liên quan đến việc giao đất, hoán đỏi đất tại dự án Thủ Thiêm.
“Chủ đầu tư cũng rất khó khăn trong quá trình hoàn thiện pháp lý để ký hợp đồng mua bán vì lý do trên”, biên bản làm việc giữa các bên nêu ý kiến của ông Hiệp.
-
Không gian Coworking Space: Mảnh đất không dễ thâm canh -
Bộ Xây dựng trả lời về kiến nghị nâng hạn mức vay cho người nghèo làm nhà -
Nút thắt pháp lý khiến thị trường bất động sản kém sức hút với nhà đầu tư ngoại -
Giải quyết khó khăn cho bất động sản là hạn chế rủi ro cho cả nền kinh tế -
Tháo gỡ vướng mắc trong giao đất, cho thuê đất -
Để người mua nhà không bị “cầm dao đằng lưỡi” -
TS.Cấn Văn Lực: “Có nhiều chính sách giúp thị trường bất động sản vượt qua khó khăn”
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024