-
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
Giá thuê tăng đều đặn hàng năm
“Sai lầm lớn của tôi là chỉ làm khu đô thị, không quan tâm đến khu công nghiệp, làm mất một khoản thu rất lớn”. Đó chính là phát biểu của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng DIC, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp đang thuận đà phát triển nhờ làn sóng FDI thứ tư. Ảnh: Dũng Minh |
Sự tiếc nuối của ông Nguyễn Thiện Tuấn là hoàn toàn có cơ sở, khi phân khúc bất động sản công nghiệp đang trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho cả địa phương và doanh nghiệp. Vào ngày 24/5, Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (BDIZA) cho biết, trong 5 tháng đầu năm nay, các khu công nghiệp tại địa phương đã thu hút 525 triệu USD vốn FDI, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt gần 44% kế hoạch cả năm.
Gần đây, nhiều “siêu khu công nghiệp” mới cũng đang xuất hiện trên thị trường, nổi bật là khu công nghiệp Phú Quý. Đây là dự án mới được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. Với tổng diện tích lên tới 540 ha, đây sẽ là khu công nghiệp lớn thứ ba tại xứ Thanh, xếp sau khu công nghiệp Bỉm Sơn (566 ha) và khu công nghiệp Sao Vàng (550 ha).
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), bất động sản công nghiệp là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất và luôn giữ vững vị thế “ngôi sao” trên thị trường địa ốc Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua tỷ lệ lấp đầy của các dự án đang hoạt động, con số này ước tính luôn trên 75%. Trong đó, các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 82% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt tới 92%.
“Sức cầu lớn và đang trong xu hướng tăng khiến giá thuê đất khu công nghiệp liên tục đi lên, với mức tăng ổn định từ 8 - 12% theo năm. Khu vực miền Bắc chứng kiến mức tăng giá mạnh nhất với giá thuê khu công nghiệp trung bình 135 USD/m2/chu kỳ thuê. Tại miền Nam, giá thuê trung bình 188 USD/m2/chu kỳ thuê”, VARS phản ánh.
Đồng quan điểm, phía CBRE cũng dự báo bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục xu hướng phát triển trong tương lai. Dự kiến trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp sẽ tăng 3 - 9% ở miền Bắc và 3 - 7% ở miền Nam.
Các doanh nghiệp liên tục gia nhập thị trường
Trước các tiềm năng kể trên, nhiều doanh nghiệp đang phải nhìn nhận lại tiềm năng của thị trường bất động sản công nghiệp.
Đơn cử DIG, lãnh đạo doanh nghiệp này tiết lộ đang để mắt đến 4 khu đất để phát triển khu công nghiệp, gồm khu Châu Đức II (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), khu Phạm Văn Hai (TP.HCM), khu Hàng Gòn (tỉnh Đồng Nai) và khu Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Đáng chú ý, phía lãnh đạo DIC thể hiện rõ quyết tâm muốn làm khu công nghiệp sinh thái. Ông Nguyễn Thiện Tuấn cho hay, nhiều đầu tư sẵn sàng trả giá thuê lên tới 500 USD/m2 nhưng vẫn không tìm được dự án, do đất đã được cho thuê hết. Nếu các khu công nghiệp hiện hữu điều chỉnh, nâng cấp thành khu công nghiệp sinh thái, giá cho thuê có thể tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị vốn chỉ chuyên làm dự án nhà ở, nay cũng đã phải tính tới việc mở rộng sang phân khúc bất động sản công nghiệp, tiêu biểu là Nhà Khang Điền.
Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Chủ tịch HĐQT Mai Trần Thanh Trang cho biết, dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân (mở rộng) đã hoàn thành pháp lý giai đoạn 1 và dự kiến sẽ có nguồn tiền từ năm 2025.
Ngoài ra, một doanh nghiệp khác cũng thể hiện rõ tham vọng “lấn sân” là BCG Land. Lãnh đạo doanh nghiệp này định hướng đến năm 2028, ngoài các lĩnh vực bất động sản hiện hữu, công ty sẽ tìm kiếm đối tác để tham gia thị trường bất động sản khu công nghiệp.
Tuy nhiên, không “ngủ quên trong chiến thắng”, các chuyên gia của VARS đã lưu ý những mặt hạn chế của phân khúc này. Theo đó, các khu vực kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quỹ đất công nghiệp, do tình trạng đô thị hóa nhanh chóng và sự cạnh tranh cao về đất đai.
“Ngoài ra, chính sách và thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Các chính sách liên quan đến đầu tư và phát triển khu công nghiệp đôi khi thiếu nhất quán và thay đổi đột ngột, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc lập kế hoạch dài hạn”, các chuyên gia của VARS thẳng thắn nêu rõ.
-
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng -
Sun City được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản 10.540 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức -
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử