
-
VARS: Việc phát triển nhà ở xã hội không thể phó mặc cho cơ chế thị trường
-
Lo nhà ở xã hội thành kênh đầu tư siêu lợi nhuận
-
Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
Mở rộng tiêu chí, đối tượng thụ hưởng các chính sách nhà ở xã hội -
Hé lộ những doanh nghiệp sẽ làm khu nhà ở xã hội tập trung đầu tiên tại Hà Nội -
Gia đình đông con sắp được hưởng ưu đãi nhà ở xã hội? -
Dự án nhà ở xã hội chậm triển khai, Bình Định cân nhắc gia hạn hoặc thu hồi
Đây là nhận định chung của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp tại Hội thảo “Thị trường bất động sản cuối năm 2022: Xu hướng và cơ hội đầu tư”, vừa được tổ chức tại TP.HCM.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho biết, hiện nay, các ngân hàng đang rà soát khả năng cho vay bất động sản. Nếu những chính sách vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ thay đổi và vướng mắc pháp lý của dự án được giải quyết thì thị trường mới có tín hiệu tích cực hơn.
Nguyên do vì, để phát triển một dự án bất động sản, chủ đầu tư cần vốn chủ sở hữu, vốn vay từ ngân hàng, vốn từ các đối tác và vốn nhận thu trước từ khách hàng. Đây là những nhóm vốn chính để triển khai dự án bất động sản nhà ở. Trong đó, phần lớn nguồn vốn đến từ vay ngân hàng. Khi ngân hàng siết chặt tín dụng, bên cạnh các doanh nghiệp bất động sản thì người mua nhà cũng là đối tượng bị ảnh hưởng không kém. Đặc biệt là đối tượng có nhu cầu ở thực, mua nhà lần đầu, hoặc các cặp vợ chồng trẻ từ quê lên thành phố lập nghiệp.
“Nhu cầu an cư của các cặp gia đình trẻ, lao động trẻ tại các thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội là rất lớn. Ai cũng vậy, an cư rồi mới lạc nghiệp. Do đó, đối tượng khách hàng này cần được tạo điều kiện và quan tâm hơn”, ông Khương nói.
![]() |
Toàn cảnh cuộc Hội thảo. |
Nhận định về thị trường trong thời gian tới và “mách nước” cho người có nhu cầu mua bất động sản, ông Khương cho biết, từ nay đến cuối năm 2022, sẽ không có nhiều biến động, nguồn cung mới cũng không nhiều. Những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn sẽ phải tìm cách đẩy hàng ra, đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư có sẵn tiền hoặc sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ thấp.
Còn đối với những khách hàng trẻ, nguồn lực chưa đủ lớn thì có thể tìm đến các thị trường vùng ven như Bình Dương, Long An, Đồng Nai…
“Nguồn cung tại TP.HCM và Hà Nội sẽ không đột biến, tính thanh khoản cũng thấp…, nhưng giá nhà sẽ tiếp đà tăng. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản vùng ven, giải quyết bài toán nhà ở cho phần lớn người lao động”, ông Khương nói.
Dưới góc độ vĩ mô, TS.Lê Sĩ Trí, chuyên gia kinh tế cho biết, thách thức đối với thị trường bất động sản vẫn luôn hiện hữu trong những tháng cuối năm, bên cạnh đó vẫn luôn có cơ hội. Cụ thể, 3 chính sách lớn của Nhà nước (Nghị định 44/2022; Nghị quyết 18; Nghị định 65/2022) dần đi vào cuộc sống. Đây được ví như ánh sáng cuối đường hầm để tạo niềm tin với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, thị trường cũng đang dần minh bạch và lành mạnh hơn. Các đòn bẩy về tài chính sẽ được cải thiện, room tín dụng cũng sẽ được nới trong thời gian tới. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu cũng tăng, từ 20 triệu người (năm 2019) tăng lên 24 triệu người (2021), dự kiến tăng lên 27 triệu người trong năm 2025.
“Khi tầng lớp này tăng thì thì tăng nhu cầu chi tiêu cũng sẽ tăng, theo đó, mặt hàng bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi khi thu nhập và nhu cầu mua sắm tăng. Chưa kể, tốc độ đô thị hóa cũng tăng từ 35% (2019) lên 37% (2021), dự kiến sẽ lên 40% (2025). Với những yếu tố này thì hy vọng thị trường bđs sẽ bớt ảm đạm trong thời gian tới”, TS.Lê Sĩ trí nhận định.
Ở góc độ một nhà môi giới bất động sản, ông Trần Minh Hoàng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, để ứng phó với những biến đổi phức tạp của thị trường, các môi giới cần kịp thời nắm bắt các quy định hành nghề mới. Tập trung nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức hành nghề của nhân viên, tăng cường hiểu biết pháp luật. Hướng đến lợi ích khách hàng bền vững thay cho việc quá chú trọng doanh số, thu nhập trong ngắn hạn mà bỏ rơi quyền lợi khách hàng trong dài hạn.
-
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Các khu vực phát triển mới là cơ hội để phát triển đô thị bền vững
-
Gran Meliá Hotels & Resorts: Dấu ấn quyền lực trên những tuyệt tác độc bản
-
Định vị thương hiệu du lịch Khánh Hòa: Nhìn từ những dự án nghỉ dưỡng đẳng cấp
-
Masterise Homes cất nóc Masteri Centre Point đúng tiến độ
-
Nghệ An phê duyệt Khu đô thị Bắc Quán Hành gần 1.000 tỷ đồng -
Cao tốc, sân bay sắp về đích, NovaWorld Phan Thiet nóng lên từng ngày -
T&T Capella – Dự án căn hộ hạng sang tại trung tâm Hà Nội -
MIKGroup đánh dấu bước đi mạnh mẽ tại Long An với dự án Imperia Grand Plaza Đức Hoà -
Shophouse Phúc Hưng Golden - Triển vọng sinh lời cao -
Sống trọn vẹn và đầu tư lý tưởng tại Khu đô thị Cát Tường Park House -
Sắp ra mắt khu đô thị Thống Nhất, thành phố Hoà Bình
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
5 Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh"
-
Bộ Xây dựng thúc ACV khẩn trương khắc phục tồn tại Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
-
“Rót” hàng ngàn tỷ đồng, TP.HCM vẫn cứ mưa là ngập - Bài 2: Hơn 30 năm di dời nhà, kênh rạch vẫn nghẽn dòng
-
Thủ tướng: Báo chí tăng cường thông tin về những nguy hại của buôn lậu, hàng giả
-
Tiến độ giải phóng mặt bằng 3 dự án của Công ty Bách Đạt An ra sao?
-
Volvo Trucks Driver Challenge - Một bước tiến hướng tới giảm phát thải trong ngành vận tải
-
IIJ ra mắt giải pháp Safous Privileged Remote Access
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế