-
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản -
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội
Dịch chuyển từ Tây sang Đông
Theo các chuyên gia, sau một thời gian dài tập trung phát triển cho khu Tây, dường như room phát triển đô thị khu vực này đã không còn nhiều. trong khi đó, khu Đông với hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, đồng bộ và tiếp tục được đầu tư mạnh trong thời gian tới được đánh giá cao và sẽ được quy hoạch thành cực tăng trưởng mới.
Không khó để nhận ra điều này khi hướng phát tiển về phía Đông thành phố đang rất rõ và được hiện thực hoá. Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng thêm 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng. Ngoài ra, sự hoàn thiện của các dự án hạ tầng như đường Vành đai 2 kéo dài cùng quy hoạch đường Vành đai 4 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến các địa phương khác, tăng thêm hấp lực tại phía Đông đối với cả những nhu cầu từ những địa phương lân cận.
Thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm, Hưng Yên) sẽ là lõi đô thị cấp 3 trong tương lai không xa. |
Bình luận về câu chuyện này, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, với quỹ đất lớn, cơ sở hạ tầng cũng đang được đẩy mạnh phát triển, cùng với sự hiện diện của các chủ đầu tư lớn tại cả Hà Nội và Hưng Yên, phía Đông đã và đang thu hút khách mua từ trung tâm Hà Nội. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ tại phía Đông trong tương quan với tổng nguồn cung cả thị trường đã tăng từ mức rất thấp vào năm 2011 lên 12% vào nửa đầu năm 2023. Đây cũng là khu vực cũng có tỷ trọng nguồn cung thấp tầng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây, tăng từ 8% thị phần nguồn cung Hà Nội năm 2014 lên 15% tại thời điểm nửa đầu năm 2023.
Theo đánh giá của bà Hằng, các dự án nhà ở sẽ được hưởng lợi từ việc di dân từ khu vực nội đô lịch sử. Đặc biệt, khi đã có một số dân cư phố cổ trước đây chuyển sang các khu vực giáp ranh và nổi trổi tại khu vực phía Đông sinh sống, do các điều kiện hạ tầng tốt cùng việc đi lại thuận tiện.
Dòng tiền thông minh sẽ hướng Đông
Không chỉ hấp dẫn bởi hạ tầng, khả năng kết nối, khu Đông và một phần Hưng Yên, như huyện Văn Lâm còn được đánh giá cao bởi giá bất động sản hấp dẫn hơn khu Tây. Trong khi mặt bằng giá nhà ở thấp tầng trong 6T/2023 tại phía Tây là 157-225 triệu VNĐ/m2 đất thì tại khu Đông, mức giá chỉ là 158-168 triệu VNĐ/m2 đất.
Theo các chuyên gia, sự chênh lệch về giá giữa hai khu vực là bởi khu vực phía Đông hình thành và phát triển sau nhưng khá nhanh nên hiện vẫn còn có khoảng cách giá như vậy với khu vực phía Tây. Điều này không chỉ mang đến cơ hội sở hữu bất động sản với giá tốt cho nhà đầu tư, mà qua đó, triển vọng tăng giá trong thời gian tới cũng là rất lớn.
Văn Lâm đã bắt đầu hình thành các khu đô thị được quy hoạch hiện đại, mang đến cơ hội cho nhiều nhà đầu tư. |
Cũng theo các chuyên gia, khu Đông Hà Nội hiện không chỉ gồm các quận Gia Lâm, Long Biên, mà còn mở rộng ra các huyện giáp ranh của Hưng Yên như Văn Lâm, Văn Giang, đặc biệt, khu vực trung tâm huyện Văn Lâm, với thị trấn Như Quỳnh đang hưởng lợi nhiều nhất từ vệt loang đô thị của Hà Nội, cũng như khả năng kết nối thuận tiện qua đường vành đai 2. Văn Lâm nói chung, thị trấn Như Quỳnh nói riêng được xem là vùng đệm của Hà Nội, và sẽ là khu vực được hưởng lợi lớn nhất trong xu thế hướng Đông đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Từ trung tâm Hà Nội nhìn về phía Đông, khu Đông được khép vào bởi hai trục quốc lộ 3 và quốc lộ 5, có hai điểm kinh tế nổi bật và có lịch sử lâu đời là chợ Ninh Hiệp (quốc lộ 3) và chợ Như Quỳnh (quốc lộ 5). Trong khi chợ Ninh Hiệp có quy mô nhỏ hơn, dường như mức độ phát triển đã “tới hạn” thì ngược lại, Như Quỳnh là trung tâm, lõi đô thị của Văn Lâm, được bao bọc bởi nhiều làng nghề, khu - cụm công nghiệp và kết nối thuận tiện với Hải Phòng, TP. Hưng Yên, Hà Nội.
Đặc biệt, trong nhiều năm qua, Văn Lâm luôn thuộc top các địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Cho thấy chất lượng sống của người dân tại đây đang phát triển nhanh, đi với đó là các đòi hỏi về nhà ở, gắn với các đô thị được quy hoạch đồng bộ, hiện đại.
-
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững -
The Continental: Đẳng cấp từ 6 giá trị độc bản -
Sông Town - Bất động sản biển sở hữu lâu dài, viên kim cương quý giá bên Bãi Dài Cam Ranh -
D’Metropole Hà Tĩnh: Cất nóc thành công, khẳng định vị thế bất động sản cao cấp tại miền Trung
-
Bài toán đầu tư condotel bền vững tại Đà Nẵng: Nghệ thuật của “vị trí” và “thời điểm” -
Khai trương nhà mẫu The Opus One: Lộ diện không gian sống hạng sang của giới tinh hoa -
TP.HCM yêu cầu phá dỡ khẩn cấp chung cư Trần Hưng Đạo, Quận 5 -
Đà Nẵng phê duyệt 9/9 phân khu đô thị trong năm 2024 -
Essensia Sky khẳng định sức hút từ pháp lý và đòn bẩy tài chính -
Khám phá Vaquarius Hyper Buildings - Toà nhà 5 trong 1 -
Bình Định phê duyệt giá đất Dự án Khu đô thị Khang Mỹ Lộc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Siraj Finance PJSC ký thỏa thuận hợp tác với Azentio
- TPIsoftware ký kết biên bản ghi nhớ đa phương nhằm tăng cường các sáng kiến phát triển bền vững
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Trao quyền cho phụ nữ trong ngành may mặc: RISE hỗ trợ 400.000 lao động về quyền lợi và kỹ năng sống