
-
Tiêu thụ vật liệu xây dựng tháng 7/2025 dự báo tích cực
-
Kinh doanh thép chật vật khi “ông lớn” trở lại
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
Công trình năng lượng xanh
Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (thuộc UBND TP. Hà Nội) cùng Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam vừa trao danh hiệu Cơ sở công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Hà Nội năm 2017 cho tòa nhà EVN.
Trước khi có tên trong danh sách 15 công trình được công nhận danh hiệu Cơ sở công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh, công trình Tòa nhà EVN đã từng đạt giải Nhất trong cuộc thi Tòa nhà hiệu quả năng lượng năm 2014 đối với loại hình tòa nhà mới và hiện có, do Bộ Công thương tổ chức.
![]() |
Tòa nhà EVN đã đạt nhiều giải thưởng về tiết kiệm năng lượng |
Để có những thành công này, ngay từ khi thiết kế trụ sở làm việc, vấn đề tiết kiệm năng lượng đã đặc biệt được chú trọng. Tại đây, EVN đã đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, hiệu suất sử dụng năng lượng cao như hệ thống điều hòa không khí, thang máy công nghệ biến tần; hệ thống chiếu sáng bằng đèn led, đèn huỳnh quang; phần mềm điều khiển tự động.
Điển hình, hệ thống điều hòa không khí - một trong những thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng nhất của Tòa nhà được trang bị 4 cụm máy chiller (máy phát sinh ra nguồn lạnh) của Hãng Carier (Mỹ), có khả năng điều khiển công suất lạnh từ 10 - 100% và được điều khiển bằng phần mềm tính toán công suất lạnh dựa trên nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống bơm nước lạnh, AHU (thiết bị trao đổi nhiệt) cũng được tích hợp thêm bộ phận biến tần nhằm tiết kiệm năng lượng. Tòa nhà còn được trang bị 4 tháp giải nhiệt bằng nước, mỗi tháp bố trí 4 quạt gió, tăng hiệu quả giải nhiệt cho nước.
Ngoài ra, Tòa nhà EVN còn được lắp đặt tường bao chủ yếu bằng kính, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng. Vào mùa hè, để hạn chế hơi nóng từ bên ngoài, Tòa nhà được trang bị hệ thống rèm, có tác dụng ngăn nhiệt, góp phần giảm tải công suất hoạt động của hệ thống điều hòa từ 15-30%.
Không chỉ dừng lại ở thiết kế và trang thiết bị, ngay khi Tòa nhà EVN được đưa vào vận hành, Ban quản lý năng lượng Tòa nhà đã được thành lập, trong đó, có 2 cán bộ quản lý năng lượng được cấp chứng chỉ của Bộ Công thương.
Với ý thức tiết kiệm năng lượng, Tòa nhà EVN cũng sử dụng hệ thống quản lý năng lượng BMS có nhiều giao diện tiện ích, giúp kiểm soát các thông số hoạt động của nhiều thiết bị: hệ thống máy biến áp, chiller, bơm giải nhiệt, bơm nước lạnh, tháp giải nhiệt, AHU, chiếu sáng, thang máy.
Vận hành thông minh
Hệ thống phần mềm BMS giúp tòa nhà dễ dàng vận hành, tự động hóa kết nối điều khiển với máy tính, hướng đến cách mạng công nghệ 4.0.
Việc điều khiển tự động cho phép Ban Quản lý tòa nhà tiết giảm tối đa hệ thống chiếu sáng, điều hòa ở những khu vực không cần thiết vào từng thời điểm, trên cơ sở nhu cầu thực tế. Cụ thể, hệ thống điều khiển sẽ tắt toàn bộ điều hòa của khu vực bếp ăn tầng 5 và tầng 33 sau 14 giờ hàng ngày. Đến 17 giờ, trước giờ tan tầm khoảng 30 phút, tắt toàn bộ hệ thống điều hòa của Tòa nhà.
Ngoài ra, Ban Quản lý tòa nhà cũng tiến hành tắt 100% hệ thống chiếu sáng vào giờ nghỉ trưa tại khu vực khối đế (phòng họp, hội trường, nhà truyền thống...) và tất cả khu vực văn phòng làm việc, hành lang các tầng vào buổi tối; tiết giảm tối đa hệ thống chiếu sáng công cộng như hành lang, tầng hầm từ 50-70% tùy thời điểm.
Tòa nhà EVN đang xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001, do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội hỗ trợ.
Theo số liệu kết quả kiểm toán năng lượng năm 2016 đối với tòa nhà EVN, các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã được Ban Quản lý tòa nhà EVN thực hiện trong 3 năm qua như thay bóng đèn ống T8 và đèn compact bằng bóng đèn Led; lắp thiết bị TKD-N50 cho chiếu sáng, cải tạo hệ thống điều hòa, thay đổi nội thất; vận hành tối ưu hệ thống bơm nước cho hệ thống điều hòa không khí và hệ thống điện chiếu sáng cho các khu vực công cộng; lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời tại khu vực mái tầng 5 khối đế, cung cấp đủ điện chiếu sáng cho đèn sảnh tầng 1...
Tổng lượng điện năng đã tiết kiệm được trong vòng 3 năm gần nhất của tòa nhà EVN là 906.429 kWh, tương đương số tiền khoảng 2,2 tỷ đồng. Ban Quản lý tòa nhà đang xây dựng kế hoạch tiết kiệm năng lượng trong 5 năm tiếp theo là 1.468.288 kWh - tương đương số tiền khoảng 3,6 tỷ đồng.
-
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn -
Hà Nội xem xét bỏ công chứng hợp đồng tặng, cho bất động sản giữa các cá nhân -
Tâm điểm đầu tư bất động sản hậu sáp nhập tỉnh thành
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới