-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Sáng 7/3, tại Tòa nhà Nam Cường (Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Phát triển khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên ở Việt Nam.
Hội thảo có sự tham gia của chuyên gia uy tín đến từ Vương quốc Đan Mạch, tổ chức IFC thuộc Ngân hàng Thế giới, các chuyên gia trong nước cùng các công ty cung cấp công nghệ và giải pháp, thiết bị công trình xanh.
Hội thảo nhằm phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến đang áp dụng trên thế giới trong phát triển công trình xanh, từ tiêu chí đánh giá, đến công nghệ áp dụng, từ cách triển khai một tòa nhà đến cả một khu đô thị như khu đô thị Dương Nội 200 ha.
Trao đổi tại Hội thảo, các chuyên gia cho biết, lâu nay, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhanh hơn khả năng tái tạo của môi trường dẫn đến những tác động do biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Đây là thời điểm con người phải sống trong một môi trường độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mỗi ngày.
Theo tính toán của IFC, các tòa nhà hiện đang tiêu tốn tới hơn 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng ở những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh như Việt Nam. Việt Nam là một trong các nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Mặc dù đã có nhiều công ty, tập đoàn hướng đến phát triển công trình xanh, nhưng số lượng công trình đạt chứng chỉ xanh trên cả nước còn rất hạn chế, chủ yếu là những tòa nhà văn phòng, siêu thị và một số ít công trình nhà ở.
Bà Trần Thị Quỳnh Ngọc, Phó Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường phát biểu tại Hội thảo |
Theo ông Poul Erik Kristensen, Chuyên gia quốc tế với hơn 30 năm kinh nghiệm trong phát triển công trình xanh tại Đan Mạch, châu Âu và nhiều quốc gia tại châu Á, hiện nay trên thế giới đang có một số khu đô thị định hướng và phát triển trở thành khu đô thị Zero - Energy trong tương lai không xa như: Copenhagen với 1,2 triệu dân (Đan Mạch), Z-net Uralla (Australia), cộng đồng Crisfield’s ở Maryland, Hoa Kỳ…
Với định hướng của Tập đoàn Nam Cường, để trở thành khu đô thị Zero - Energy, Dương Nội cần được quy hoạch và thiết kế đồng bộ để sử dụng nguồn năng lượng có hiệu quả, giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc vào nguồn lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nhất là thái dương năng để đủ cung cấp nhu cầu sử dụng cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt gia đình, ông Poul Erik Kristensen nói.
Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia đã nghe giới thiệu và tìm hiểu về Hệ thống chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) của IFC, kinh nghiệm xây dựng đô thị xanh Fujisawa Nhật Bản, các giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời trong các công trình xây dựng của SolarBK, những ứng dụng hệ thống bơm tân tiến và tiết kiệm năng lượng được công ty Grundfos…
Phát biểu tại Hội thảo, bà Trần Thị Quỳnh Ngọc, Phó Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường khẳng định, “việc xây dựng các công trình xanh theo định hướng tăng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng sẽ tạo ra giá trị ý nghĩa cho sinh thái và xã hội. Tập đoàn Nam Cường sẽ tập trung đầu tư xây dựng các công trình mang lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và các tài nguyên hữu hạn khác”.
Bà Jane Henley, Giám đốc chương trình EDGE khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của IFC nhận định, “tầm nhìn của Tập đoàn sẽ có tác động tích cực đến các nhà đầu tư bất động sản khác”.
Toàn cảnh Hội thảo |
Hiện nay, Tập đoàn Nam Cường đang xây dựng và phát triển Dương Nội thành Zero - Energy - khu đô thị không tiêu tốn năng lượng đầu tiên tại Việt Nam.
Các công trình Anland Complex, An Phú Shop-villa đều được Nam Cường định hướng xây dựng theo tiêu chuẩn chứng chỉ EDGE. Trong đó, Anland và An Phú được thiết kế để giảm từ 20% đến 27% năng lượng tiêu thụ.
Nam Cường đặt mục tiêu, từ nay đến năm 2020, tất cả các công trình của tập đoàn đều phải đạt chuẩn EDGE; Trở thành trung tâm để chia sẻ kinh nghiệm phát triển công trình xanh cho các nhà đầu tư và đội ngũ thiết kế; Là địa chỉ tin cậy cho người sử dụng về các vấn đề tiết kiệm năng lượng./.
-
Năm 2025, Đà Nẵng dự kiến bổ sung nguồn cung hơn 5.200 căn hộ nhà ở xã hội -
Đà Nẵng thông tin tiến độ hoàn thành 4 cụm công nghiệp đang triển khai -
Dòng tiền đầu tư bất động sản chuyển hướng -
Đà Nẵng có bảng giá đất mới, cao nhất hơn 286 triệu/m2; Thái Nguyên sẽ có khu công nghiệp hơn 4.100 tỷ đồng -
Bất động sản năm 2025: Xuống tiền tại Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng? -
Doanh nghiệp "đứng hình" khi nhìn bảng giá đất mới -
16 dự án nhà ở xã hội đã ký hợp đồng tín dụng vay vốn từ gói 120.000 tỷ đồng
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- ASP cam kết thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
- CES 2025: TCL giành được nhiều giải thưởng về đổi mới sáng tạo màn hình và giải pháp nhà thông minh
- CES 2025: Philips Easykey tỏa sáng, dẫn đầu kỷ nguyên mới về bảo mật nhà thông minh
- USPS ra mắt bộ tem Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM