Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Hàng loạt thỏa thuận được ký kết giữa Việt Nam - Lào - Myanmar - Campuchia
Thùy Liên - 02/08/2016 11:14
 
Rất nhiều thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa các ngân hàng, doanh nghiệp lữ hành, hãng hàng không... tại Diễn đàn Kết nối không gian “Bốn quốc gia – một điểm đến” vừa được tổ chức tại Myanmar cuối tuần qua. Các nước khối CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) đang nỗ lực bắt tay nhau nhằm khai thác triệt để thế mạnh của nhau, giúp ngành du lịch, ngân hàng khối CLMV dần đuổi kịp các nước trong khu vực.
TIN LIÊN QUAN
Lãnh đạo cấp cao 4 quốc gia cam kết hợp tác phát triển trong lĩnh vực du lịch, ngân hàng
Lãnh đạo cấp cao 4 quốc gia cam kết hợp tác phát triển trong lĩnh vực du lịch, ngân hàng

Du lịch khối CLMV cần tăng năng lực cạnh tranh 

Ngày 31/07/2016 tại thành phố Yangon, Myanmar, Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar, Ngân hàng Trung ương Myanmar phối hợp Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đồng tổ chức Diễn đàn Kết nối không gian du lịch “Bốn Quốc gia - Một Điểm đến” và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng của 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam. Phó Thủ tướng của bốn quốc gia cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác đã tham dự.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Myanmar cho biết, thời gian qua, bốn nước CLMV đã có những tiến bộ rõ rệt trong chính sách hợp tác phát triển du lịch, nhất là trong vấn đề thị thực.

Trong 5 năm qua, khách du lịch quốc tế đến 4 nước CLMV đạt khoảng 70 triệu lượt, tăng trưởng bình quân 13%/năm, trong đó khách nội khối đạt 10,5 triệu lượt, chiếm 15%. Riêng năm 2015, lượng khách du lịch quốc tế đến 4 nước đạt hơn 22 triệu lượt, gấp 1,8 lần so với năm 2011 (12,3 triệu lượt); trong đó trao đổi khách giữa 4 nước đạt gần 3 triệu lượt, chiếm hơn 13% tổng lượng khách tới 4 nước và tăng 43% so với năm 2011 (khoảng2,1 triệu lượt).

Tuy nhiên,  ngành du lịch của khối CLMV phát triển không đồng đều. Chỉ tính riêng trong 4 nước CLMV, trong giai đoạn 2011-2015, ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng chỉ 7%/năm thì Campuchia tăng trưởng 13,5%/năm, Lào 15%/năm và Myanmar là 51%/năm.

Đặc biệt, năng lực cạnh tranh còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực. Cụ thể, năm 2015, tổng lượt khách quốc tế đến 4 nước CLMV đạt 22 triệu lượt, mới chỉ bằng 75,3% của Thái Lan và 86,4% của Malaysia.

Thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệpcủa 4 nước đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường hợp tác phát triển du lịch song hiệu quả liên kết phát triển du lịch hiệu quả chưa cao, mục tiêu “Bốn quốc gia - Một điểm đến” cơ bản chưa đạt được. Việc liên kết phát triển các sản phẩm du lịch mang tính liên kếtcòn yếu, chưa hình thành được các tour, tuyến du lịch liên vùng, xuyên quốc gia. Vệc áp dụng thị thực chung của 4 nước CLMV cho khách du lịch từ nước thứ 3 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, các quốc gia CLMV có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh liên kết khu vực, phát triển sản phẩm và quảng bá chung song thời gian qua lại chưa được triển khai hiệu quả là do phần lớn các hoạt động này đều tổ chức riêng lẻ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, hạn chế về nguồn nhân lực và kinh phí, cơ chế hợp tác du lịch CLMV còn đang lỏng lẻo, thiếu sự điều phối…

“Với nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao, bốn nước CLMV cần xem xét các biện pháp củng cố cơ chế hợp tác, thu hút đầu tư, tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến chung để phổ biến hơn nữa hình ảnh “Bốn quốc gia-Một điểm đến” và các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn tới du khách”, ông Siêu nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực ngân hàng, sự hợp tác cũng còn lỏng lẻo.

Bắt tay nhau, CLMV sẽ đạt 35 triệu lượt khách du lịch quốc tế

Tại Diễn đàn “Bốn quốc gia – một điểm đến” cuối tuần qua, đã có nhiều lễ ký kết thỏa thuận hợp tác được diễn ra. Cụ tể là: Ký kết hợp tác Biên bản ghi nhớ (MOU) trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính giữa định chế tài chính bốn quốc gia CLMV: Lao-Viet Bank, BCEL, Canadia Bank, BIDV, Vatanac Bank, KBZ, CB Bank, AYA Bank, BIDV; Ký kết biên bản thỏa thuận ghi nhớ về đẩy mạnh hệ thống thanh toán giữa Myanmar Paynmet Union Public Company Limited MPU, với công ty cổ phần FPT tại Myanmar và Hiệp hội thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas); Ký kết hợp tác giữa các hãng Hàng không 4 nước CLMV: Angkor Air, Lao Airline, Myanmar Airline, VNA; Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa các hãng du lịch lữ hành Christianair Tour- Asia Reveal Laos- Myanmar Tourism Service - Suntravel…

Với triển vọng và quyết tâm hợp tác cùng phát triển của 4 nước CLMV, Diễn đàn sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện giữa 4 nước CLMV, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và ngân hàng.

Phát biểu tại Diễn đàn kết nối không gian du lịch “Bốn quốc gia – Một điểm đến”, đại diện Bộ Du lịch Lào thừa nhận, thời gian qua, 60% khách quốc tế đến với Lào, biết tới Lào là nhờ thông qua các nước trong khu vực như Việt Nam, Campuchia… Việc hợp tác trong khu vực CLMV là rất ý nghĩa, bởi rất nhiều khách quốc tế đến từ châu Âu, Mỹ…không muốn đến duy nhất một nước mà có thể trải nghiệm văn hóa của nhiều nước trong khu vực.

Về vấn đề này, ông Trần Bắc Hà cho rằng, các nước CLMV cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để phấn đấu đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế đến 4 nước đạt 35 triệu lượt, tăng trưởng bình quân đạt10%/năm, trong đó khách nội khối đạt 6,5 triệu lượt, tăng trưởngbình quân 15%/năm.

Tuy vậy, để bốn quốc gia CLMV kết nối mạnh mẽ hơn nữa, cần phải đầu tư kết nối hạ tầng khu vực, tập trung liên kết, phát triển sảnphẩm du lịch; xúc tiến& quảng bá du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp xây dựngcác sản phẩm, các tour, tuyến, hàng lang du lịch mang tính liên vùng, xuyên quốc gia, sớm triển khai áp dụng thị thực chung giữa 4 nước CLMV cho khách du lịch từ nước thứ 3,  xem xét mở rộng diện miễn thị thực đối với các thị trường khách trọngđiểm như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong bối cảnh nguồn vốn để thực hiện các hoạt động hợp tác, đầu tư du lịch còn hạn chế, ông Hà Văn Siêu khuyến nghị các nước nên tăng cường hợp tác công tư, đẩy mạnh liên kết giữa các cơ quan du lịch quốc gia, các hiệp hội, hàng không, doanh nghiệp lữ hành và khách sạn để tạo nguồn lực và điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Không chỉ tăng cường hợp tác giữa khối nhà nước, cơ quan du lịch quốc gia các nước nên tạo điều kiện cho các hiệp hội, doanh nghiệp lữ hành và khách sạn tham gia vào các sự kiện du lịch quốc tế, tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin, hợp tác làm ăn.  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư