Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Từ hôm nay, 100% lô cá tra Việt Nam vào Mỹ phải qua kiểm tra
Thế Hải - 02/08/2017 16:48
 
Kể từ hôm nay (2/8), 100% lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt, cùng đó là nguy cơ về gia tăng chi phí kiểm hàng, lưu kho, gây cản đường xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước.
Từ hôm nay (2/8/2017), 100% lô cá tra của DN Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, dán nhãn...
Từ hôm nay (2/8), 100% lô cá tra của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, dán nhãn...

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) quyết định kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này theo chương trình thanh tra cá da trơn (hay còn gọi cá thuộc bộ Siluriformes) theo Đạo luật Farm Bill từ hôm nay, 2/8 thay vì từ ngày 1/9/2017.

Với quy định này, tất cả các lô hàng cá tra nhập khẩu vào Mỹ sẽ được cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm (FSIS, thuộc USDA) thực hiện kiểm tra tại các cơ sở kiểm tra nhập khẩu chính thức (i-house).

Các lô hàng này sau đó sẽ được lấy mẫu kiểm tra các tiêu chí như sự phù hợp của chứng thư kèm lô hàng, cảm quan, nhãn, điều kiện bảo quản vệ sinh chung và lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất độc hại, định danh loài và vi sinh vật gây bệnh. Trong đó, riêng nhóm hóa chất, kháng sinh, FSIS kiểm nghiệm đa dư lượng 108 chất nhóm thuốc bảo vệ thực vật, 89 chất kháng sinh, 17 kim loại và 4 chất nhóm thuốc nhuộm.

Như vậy, cùng với việc phải chịu mức thuế chống bán phá giá khá cao, các doanh nghiệp lo ngại chi phí kiểm hàng, lưu kho khi xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ tăng lên.

Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng, lo ngại lớn nhất là các kho được chỉ định (i-house) ở Mỹ có đủ cho nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam khi phải kiểm tra 100% dẫn đến lưu kho kéo dài.

Chi phí kiểm hàng, lưu kho sẽ tăng lên khiến nhiều doanh nghiệp tạm ngừng ý định xuất khẩu sang thị trường này.

Trước đây, doanh nghiệp có quyền chọn kho trong quá trình chờ thông quan nhưng quy định mới, kho chứa phải được chỉ định. Ở Mỹ hiện chỉ có khoảng 40 kho được chỉ định nhưng còn phải chứa các mặt hàng khác như thịt gia súc, gia cầm.

Xuất khẩu cá tra xuất khẩu sang Mỹ đã bị sụt giảm trong các tháng đầu năm 2017 do khó khăn về thị trường.

Trước đây, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chịu sự quản lý của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và chỉ bị lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên với tần suất khá thấp, chỉ khoảng 2 – 5% trên tổng lô hàng, ví dụ 100 container chỉ kiểm 3-5 container.

Trên thực tế, trước thời điểm lệnh kiểm tra các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ (tăng từ 2% lên 100%)  có hiệu lực, nhưng  đã xảy ra tình trạng ùn ứ hàng hóa khi các doanh nghiệp không tìm được i-house thuận tiện cho việc lưu kho, kiểm tra hàng hóa.

Những năm qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của cá tra Việt Nam, nhưng từ đầu năm 2017 đến nay, kim ngạch xuất khẩu đã giảm đáng kể.

Số liệu  4 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 90,2 triệu USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu liên tục gặp khó đã khiến Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, còn Mỹ hiện đứng thứ 2, và chỉ còn vài doanh nghiệp bám trụ xuất khẩu ở thị trường này.

Trước sự thay đổi từ phía Mỹ, từ đầu tháng 7/2017, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có văn bản gửi các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá bộ Siluriformes (cá tra, ba sa) sang Mỹ chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu nước này để tuân thủ quy định mới.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tuy nhiên, lo ngại là các kho được chỉ định (i-house) ở Mỹ liệu có đủ cho nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam khi phải kiểm tra 100%, bởi điều đó dẫn đến lưu kho kéo dài.

Trước đây doanh nghiệp có quyền chọn kho trong quá trình chờ thông quan nhưng theo quy định mới, kho chứa phải được chỉ định. Ở Mỹ hiện chỉ có khoảng 40 kho được chỉ định nhưng còn phải chứa các mặt hàng khác như thịt gia súc, gia cầm. Điều doanh nghiệp ngán là một số kho mới được chỉ định ở xa nơi bán hàng, gây khó khăn cho họ.

Xuất khẩu cá tra mang lại kim ngạch lớn, chỉ đứng sau con tôm. 7 tháng đầu năm 2017, mặt hàng cá tra tuy ghi nhận mức tăng 6% so với cùng, nhưng đã mang về gần 1 tỷ USD.

Bởi vậy, những rào cản từ những thị trường nhập khẩu lớn, điển hình là Mỹ được dựng lên, cộng với thuế xuất xuất khẩu cá tra vào thị trường này tăng đang cản đường xuất khẩu của sản phẩm cá tra vào Mỹ.

Được biết, năm 2016 xuất khẩu cá tra mang về 1,67 tỷ USD, trong đó, Mỹ đã chi 387 triệu USD để nhập khẩu cá tra Việt Nam, tăng 23% so với 2015. Tiếp đó là Trung Quốc và Hong Kong là 305 triệu USD.

7 tháng, xuất khẩu thủy sản thu về 4,32 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu thuận lợi, khi 7 tháng đầu năm 2017 đã mang về lượng ngoại tệ lên tới 4,32 tỷ USD, tăng 15% so...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư