
-
Có tình trạng lợi dụng hiến đất làm đường để phân lô bán nền tại Tây Ninh
-
Cửa sống hẹp với môi giới bất động sản
-
Hết quý III/2024, TP.HCM phải rà soát xong quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội
-
Bình Định thu tiền sử dụng đất chưa đạt mục tiêu đề ra -
TP.HCM thống kê các dự án nhà ở xã hội không đầy đủ, thiếu thống nhất và không chính xác -
Tổ công tác gỡ vướng của TP.HCM đã giải quyết cho 17 dự án bất động sản -
Doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa chịu cơ cấu lại phân khúc và giá thành sản phẩm
![]() |
Thông tin lên quận và được đầu tư hàng loạt dự án giao thông lớn khiến các dự án tại Hoài Đức như Lê Trọng Tấn, Thiên Đường Bảo Sơn có sức hút trở lại. ảnh: Nguyên Minh |
Năm 2013, sau khi Hà Nội chia tách huyện Từ Liêm và thành quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, giới đầu tư bất động sản đã lan truyền tin đồn Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cấp Hoài Đức lên quận.
Trên thực tế, chủ trương nâng cấp một số huyện ngoại thành của Hà Nội lên quận đã có từ lâu. Vấn đề chỉ là thời gian và việc đầu tư cơ sở hạ tầng các khu vực này ra sao để đáp ứng đủ các tiêu chí khi lên quận. Vì thế, việc tung tin Hoài Đức lên quận giai đoạn năm 2013-2014 thực chất chỉ là chiêu trò để bán hàng của các nhà đầu tư đang “mắc kẹt” tại nhiều dự án trên địa bàn huyện này.
Tuy nhiên, cuối tháng 7/2016 vừa qua, thông tin huyện Hoài Đức sẽ được nâng cấp lên quận đã được Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải xác nhận. Theo đó, việc này sẽ được tiến hành vào năm 2020. Để đáp ứng mục tiêu lên quận, Hoài Đức sẽ được đầu tư rất mạnh về hệ thống hạ tầng.
Theo Quyết định số 519/QĐ-TTg về Quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ được ký vào tháng 3/2016, huyện Hoài Đức sẽ triển khai mở rộng và đầu tư mới hàng loạt tuyến giao thông. Những tuyến giao thông mở rộng sẽ đảm bảo được hạ tầng cho tốc độ gia tăng dân số rất nhanh của huyện, đồng thời kết nối giữa khu đô thị trung tâm và các khu đô thị vệ tinh ở phía Tây Thành phố, đi qua huyện Hoài Đức.
Các dự án giao thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai trước năm 2020 có thể kể đến như Dự án mở rộng Quốc Lộ 32 dài 40 km, rộng 35 m, kết nối với đô thị vệ tinh Sơn Tây; Dự án Mở rộng đường tỉnh lộ 432, dài 18 km, rộng 21 m, kết nối với đô thị Quốc Oai; Dự án đường nối từ Quốc lộ 32 ra Đại lộ Thăng Long, dài 6 km, rộng 60 m; Dự án Xây dựng tuyến đường kết nối Phú Thượng - Thượng Cát - Liên Hồng - Đức Thượng - An Khánh, dài 27 km, rộng 40 m; Dự án Xây dựng tuyến đường An Khánh - Tây Mỗ, dài 3 km, rộng 40 m.
Theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, các tuyến giao thông sẽ triển khai trên địa bàn huyện Hoài Đức kể trên sẽ chạy qua hàng loạt dự án khu đô thị, trong đó có nhiều dự án đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội.
Chẳng hạn, Dự án Mở rộng Quốc lộ 32 vừa có quyết định xác định chỉ giới đỏ sẽ chạy qua hàng loạt dự án như Khu đô thị Lideco, Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, Khu đô thị Nam 32.
Trong khi đó, Dự án đường nối Quốc lộ 32 ra Đại lộ Thăng Long sẽ qua Dự án Splendora, Dự án Vườn Cam. Hàng loạt dự án giao thông khác, đều có điểm đến, hoặc xuất phát là khu vực Nam An Khánh, nơi có hàng loạt dự án khu đô thị đang triển khai như Khu đô thị Nam An Khánh của Sudico, Dự án Lê Trọng Tấn của Geleximco...
Ngoài các dự án giao thông sẽ được triển khai trước năm 2020, hàng loạt dự án mở rộng, hoặc đầu tư mới dự án giao thông trên địa bàn huyện Hoài Đức sẽ được triển khai trong giai đoạn từ 2016 – 2030, như Tuyến đường Tân Lập - An Khánh - La Phù dài 16 km, rộng 50 m; Dự án Đức Thượng - Phú Diễn - Xuân La dài 13 km, rộng 40 m; Dự án Sơn Động - Xuân Phương - Mỹ Đình dài 10 km, rộng 50 m; Dự án An Khánh - La Phù - Phú Lương dài 12 km, rộng 50 m; Dự án tuyến đường từ An Khánh đến - Tây Mỗ Nam và Tây Mỗ Bắc, mỗi dự án dài 3 km, rộng 40 m; Dự án An Thượng - Đại Mỗ dài 6 km, rộng 40 m…
Theo nhận định của một số nhà môi giới, huyện Hoài Đức hiện nay là khu vực có nguồn cung căn hộ bình dân lớn nhất Hà Nội. Việc hàng loạt dự án giao thông được đầu tư sẽ nâng tầm bất động sản khu vực này hơn nữa. Vì thế, ngay từ bây giờ, giới đầu tư bất động sản đã tích cực săn tìm những dự án tốt để đầu tư chờ bán lại sinh lời, khiến giá bất động sản nhiều khu vực có các dự án giao thông đi qua đang tăng nhanh và thanh khoản được cải thiện đáng kể.
-
TP.HCM thống kê các dự án nhà ở xã hội không đầy đủ, thiếu thống nhất và không chính xác
-
Tổ công tác gỡ vướng của TP.HCM đã giải quyết cho 17 dự án bất động sản
-
Doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa chịu cơ cấu lại phân khúc và giá thành sản phẩm
-
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trong cảnh “sống mòn”
-
Thị trường địa ốc sắp bước tới chu kỳ “xanh hóa” -
Bất động sản vẫn trầm lắng, TP.HCM muốn giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất -
Doanh nghiệp địa ốc “đánh bắt xa bờ” -
Doanh nghiệp bất động sản chạy đua bán hàng mùa cuối năm -
Bất động sản chờ cơ chế tín dụng đặc thù -
Bức tranh đầu tư bất động sản dần sáng -
Dòng tiền chưa thực sự trở lại bất động sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
-
2 Đề xuất đầu tư 2.000 tỷ đồng mở rộng đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
-
3 Gánh nặng trả nợ trái phiếu vẫn đè nặng doanh nghiệp bất động sản năm 2024
-
4 Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
-
5 Loại nhà đầu tư cá nhân không chuyên khỏi sân chơi trái phiếu
-
Đường dây mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất cả nước: “Ông trùm” ăn chia với hàng loạt trung gian
-
Kon Tum tăng cường ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép
-
Quảng Ngãi đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 335 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa, lũ
-
Khai trừ ra khỏi Đảng đối với cựu Phó chánh văn phòng Sở Nội vụ Gia Lai
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023