
-
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025
-
Doanh nghiệp địa ốc dùng nhiều chiêu tạo sốt ảo
-
Bất động sản nghỉ dưỡng vào guồng sau thời gian “ngủ đông”
-
Hàng loạt dự án địa ốc phía Nam được gỡ vướng -
Thuế phải đánh trúng nhóm đầu cơ bất động sản; Hà Nội có thêm 463 căn nhà ở xã hội -
Một phần dự án NovaWorld Phan Thiet của Novaland được chuyển hình thức trả tiền thuê đất -
Giá chung cư mới tại Hà Nội vẫn neo ở mức cao
![]() | ||
TS ALan Phan |
PV: Thưa Tiến sĩ, theo ông nhận định, năm 2014 này thị trường bất động sản Việt Nam có hồi phục như nhiều người đang dự báo?
TS Alan Phan: Bất cứ thị trường nào cũng có những quy luật riêng. Với thị trường kinh tế tự do hoàn toàn, có định luật rằng khi giá đẩy lên tới mức độ bong bóng thì nó sẽ vỡ ra, xẹp xuống. Sau đó, nó lại hồi phục theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Riêng ở Việt Nam, có nhiều yếu tố tác động vào thị trường mà không dính líu gì đến vấn đề của thị trường. Đó là tác động của chính sách, các nhà đầu cơ, nhóm lợi ích... Thực tế, bất động sản đã gây ra một số nợ xấu rất lớn trong hệ thống ngân hàng. Bây giờ, nếu làm căng ra, sẽ lòi ra đủ thứ chuyện. Những chuyện thế này, ở các nước kinh tế thị trường tự do hoàn toàn sẽ không xảy ra.
Ngay như đang có những dự báo cụ thể về thời gian thị trường sẽ phục hồi theo cách định lượng rất kỳ quặc, không theo quy luật của thị trường. Cho nên cứ đoán, ai muốn đoán thế nào thì đoán. Thế nên, họ có thể nói đúng cả, có thể sai cả.
Theo tôi, nếu nhìn thuần túy theo góc độ thị trường, lý do duy nhất khiến bất động sản trì trệ là vì giá bán không phù hợp túi tiền người mua. Giá nhà đất hiện quá cao. So với thu nhập trung bình của người dân, hiện giá nhà đất đang cao gấp 25 lần. Trong khi đó, ở các nước khác, mức tối đa về giá chỉ cao gấp khoảng 7-8 lần thu nhập trung bình. Vì giá bất động sản ở Việt Nam không phù hợp nên người dân không thể mua được chứ không phải dân thiếu tiền hay không có nhu cầu.
Tức là khi giá còn quá cao như thế, dân không thể mua được, thị trường vẫn tiếp tục trì trệ thôi. Khi nào giá chưa thay đổi, thị trường chưa thể “tan băng” được. Vì thị trường tùy thuộc vào rất nhiều quy luật, nhưng quy luật chính là hài hòa về giá. Trong khi đó, tại Việt Nam, quy luật này lại đang không được áp dụng. Hay chúng ta đang làm sai quy luật về thị trường.
PV: Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, nhìn vào con số tồn kho bất động sản năm 2013 giảm 26%, tỷ lệ hấp thụ căn hộ trên thị trường tăng, là dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang ấm lên. Năm 2014, thị trường bất động sản sản Việt Nam sẽ bắt đầu đi lên. Tiến sĩ có đồng quan điểm này?
TS Alan Phan: Tôi có đọc nhiều quan điểm về thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó có ý kiến của các vị quan chức, cả ý kiến của các nhà môi giới, hay các nhà đầu tư bất động sản và ý kiến của người mua cũng lại khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Do vậy, chúng ta cần xem xét mục đích sau mỗi tuyên bố đó.
Ví dụ, có nhiều nhà đầu tư khen thị trường bất động sản Việt Nam có giá tốt lắm... thì có thể trong đó họ có mục đích nhằm để bán được nhà. Vì đi bán hàng mà chê hàng của mình sẽ không bán được. Cho nên, họ khen tốt là đương nhiên.
Còn ý kiến của Bộ Xây dựng và các con số nêu ra, tôi chưa rõ các con số đó lấy từ đâu. Thông thường, các con số thống kê, muốn tin được nó, nó phải được chứng minh lấy từ nguồn nào, bằng phương pháp nào.
Hiện có nhiều con số từ nhiều nguồn công bố khác nhau, tôi không biết tin con số nào. Nhất là khi có những con số bỗng dưng công bố ra mà không giải thích được nguồn gốc về con số đó, tôi không thể tin được.
![]() | ||
Giá bất động sản đang quá cao so với thu nhập của người dân |
PV: Theo Tiến sĩ, để thị trường bất động sản lành mạnh và phát triển bền vững, cần một chính sách quản lý ở tầm vĩ mô như thế nào?
TS Alan Phan: Các thị trường bền vững có cái hay là không cần có chính sách nào can thiệp. Chỉ cần hoạt động của thị trường cứ diễn ra theo đúng pháp luật. Nhà nước không cần can thiệp gì cả. Các thành viên tham gia thị trường một cách tự do. Khi đó, làm ăn được lãi thì hưởng, còn thua lỗ thì ráng chịu.
PV: Tiến sĩ có dự cảm và kỳ vọng gì về thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới?
TS Alan Phan: Tôi không kỳ vọng gì ở thị trường nếu mức giá vẫn như hiện nay. Khi nào giá có sự thay đổi mới mong có sự thay ở thị trường. Nói như cách nói rất phổ thông rằng, chúng ta đang làm, chúng ta tiếp tục làm thì trong tương lai chúng ta sẽ gặt hái thành công. Nhưng có một sự thật, nếu cứ lấy các con số A,B,C ta cộng lại nhưng lại đòi cho ra một con số kết quả khác đi, tôi cho rằng không đúng, phi toán học.
Trừ khi có thần đồng nào đó mới có thể làm cho thị trường bất động sản hiện tại trở nên khác đi. Còn thực tế, tôi nhắc lại rằng, giá bất động sản chưa hợp túi tiền người mua thì thị trường cũng sẽ không có gì thay đổi về căn bản. Nếu cứ cố “đánh trống, thổi kèn” cũng chẳng giải quyết được gì. Bởi vì thị trường bất động sản Việt Nam chẳng có vấn đề gì ngoài vấn đề về giá.
-
Đột phá từ quy hoạch Thủ Đức, The 9 Stellars tiên phong mô hình TOD -
TP.HCM: Chuẩn bị khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn -
Quảng Ngãi tháo gỡ dự án nhà ở xã hội 450 tỷ đồng -
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có phạm vi lấn biển rộng 1.357 ha -
Hơn 500 tỷ đồng thực hiện đề án du lịch nghỉ dưỡng tại “lá phổi xanh” miền Tây -
Ra mắt Khu phức hợp cộng đồng Masteri quy mô nhất của Masterise Homes tại Ocean City -
KITA Group hợp tác chiến lược phát triển dự án nhà phố thương mại KITA Airport City
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm
-
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh
-
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách