-
Khánh Hòa xác định vị trí, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội -
Xây dựng Đô thị mới Bình Sơn thành trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia -
Bình Định: Dự án du lịch nghìn tỷ vừa được gia hạn thêm 3 năm để hoàn thành -
153.881 nhà tạm, nhà dột nát sẽ được xây mới, sửa chữa -
Lý do The Ninety Complex là ưu tiên hàng đầu khi đầu tư bất động sản dòng tiền -
Chìa khóa thành công của loạt dự án Vincom Shophouse -
Khải Hoàn Prime nhân đôi lợi thế với trợ lực mạnh mẽ từ HD Bank
Các khu kinh tế miền Trung bắt đầu chuyển dịch sang thu hút đầu tư những dự án bất động sản nghỉ dưỡng nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh về biển. |
Làn sóng đầu tư
Nói đến việc thu hút đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, Khu kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam được xem là nơi nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tại đây, 2 dự án nổi bật nhất hiện nay là Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An và Tổ hợp khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.
Dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng. Dự án hiện đã đi vào hoạt động, góp phần nâng tầm du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế của khu vực Đông Quảng Nam. Còn Dự án Tổ hợp khu nghỉ dưỡng Nam Hội An do Tập đoàn Vinacapital làm chủ đầu tư, là dự án bất động sản lớn nhất tại thị trường Quảng Nam - Đà Nẵng hiện nay. Dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư 4 tỷ USD và sắp hoàn thành giai đoạn I.
Bên cạnh Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Nhơn Hội - Bình Định cũng được xem là nơi có lợi thế lớn về phát triển bất động sản nghỉ dưỡng mà sự hiện diện của Dự án quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn chính là minh chứng.
Với lợi thế sở hữu địa hình bằng phẳng, những bãi cát vàng trải dài, bờ biển khá đẹp và hoang sơ, Nhơn Hội trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng cho các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Hiện nay, tại Nhơn Hội, liên danh giữa Phát Đạt và Danh Khôi (DKR) cũng đã đầu tư Dự án Khu đô thị sinh thái Nhơn Hội (Nhơn Hội New City) với quy mô khá lớn. Trong 2 năm 2019 - 2020, các phân khu 4, phân khu 2 và phân khu 9 của Dự án đã tạo ra sóng lớn trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển.
Tại khu vực Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), trong khoảng 5 năm trở lại đây, làn sóng đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng cũng diễn ra hết sức sôi động với nhiều dự án lớn, nổi bật như các dự án: Khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao Mediterraneo Resort (quy mô 7,7 ha, tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng); Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô (quy mô 100 ha, tổng vốn đầu tư 7.700 tỷ đồng), Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô (tổng vốn đầu tư 875 triệu USD)...
Đáng chú ý là, với Dự án Laguna Lăng Cô, trong năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Tập đoàn Banyan Tree Holding tăng vốn đầu tư từ 785 triệu USD lên 2 tỷ USD để đầu tư tiếp một số hạng mục công trình và bổ sung hoạt động kinh doanh casino.
Xu hướng mới
Có thể nói, gần như tất cả các khu kinh tế miền Trung đều có một điểm chung là có vị trí sát biển, lấy các cảng biển làm điểm tựa chính để thu hút đầu tư. Trong nhiều năm qua, các khu kinh tế đã tạo ra động lực cho sự phát triển địa phương thông qua việc thu hút các dự án đầu tư, trong đó chủ yếu vẫn là lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến chế tạo, logistics hay năng lượng tái tạo.
Những năm gần đây, bên cạnh việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống, các khu kinh tế bắt đầu chuyển dịch sang thu hút đầu tư những dự án bất động sản nghỉ dưỡng nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh về biển của mình. Đây dường như là một trong những định hướng phát triển mới hiện nay của các khu kinh tế.
Theo ông Phan Thế Đức, Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần Bất động sản Đông Phong, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bất động sản trẻ Quảng Bình, việc các doanh nghiệp đổ bộ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng tại các khu kinh tế là xu hướng tất yếu khi du lịch nghỉ dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế các địa phương, đồng thời lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cũng đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Ông Đức nhận định, bên cạnh yếu tố khai thác các thế mạnh về biển, thì việc các nhà đầu tư rót vốn vào những dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại các khu kinh tế còn là một hướng đi khôn ngoan và đúng đắn nhằm tận dụng các yếu tố về hạ tầng (được đầu tư đồng bộ), cũng như các cơ chế ưu đãi trong chính sách của Nhà nước dành cho khu kinh tế như thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, và đặc biệt là điều kiện về mặt bằng sạch. “Đây là những điều kiện mà nếu đầu tư ngoài phạm vi khu kinh tế, các doanh nghiệp khó có được”, ông Đức nói.
Theo các chuyên gia, để có thể phát huy lợi thế, tiềm năng về thu hút đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại các khu kinh tế miền Trung, các địa phương bên cạnh việc tạo cơ chế chính sách thông thoáng, đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án, thì về lâu dài cần phải chú trọng công tác lập quy hoạch tổng thể một cách bài bản. Trong đó cần chú ý đến việc xây dựng các tuyến đường ven biển nhằm khai thác các lợi thế quỹ đất.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế góp ý, nguồn lực Trung ương hiện nay cần tập trung đầu tư kết nối hạ tầng cho miền Trung, mà trước hết là đường ven biển từ Thừa Thiên Huế vào Bình Định, nhằm kích thích sự phát triển của chuỗi đô thị ven biển, làm thay đổi bộ mặt của toàn vùng.
GS-TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị thì cho rằng, các khu kinh tế phải có chiến lược tốt để khai thác lợi thế, trước hết là bài toán về quy hoạch để có thể thu hút các tập đoàn, công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Cùng với đó, xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, không chỉ tắm biển, tham quan, mà phải là các đô thị thể thao, hội họp, triển lãm, mua sắm, an dưỡng…
Laguna Lăng Cô
Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô tọa lạc tại thôn Cù Dù, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế). Dự án này nằm kề bên vịnh Lăng Cô, được bao bọc bởi đường bờ biển dài 3 km tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Dự án có quy mô 280 ha, do Công ty TNHH Laguna Việt Nam (thuộc Tập đoàn Banyan Tree - Singapore) làm chủ đầu tư và được Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2007, với tổng vốn 875 triệu USD.
Mới đây, Laguna Lăng Cô được đề xuất tăng vốn lên 2 tỷ USD để triển khai khu casino. Trong đó, riêng hoạt động kinh doanh casino chiếm diện tích 2,64 ha, với vốn đầu tư dự kiến 249,8 triệu USD sẽ được triển khai từ giai đoạn II. Các hạng mục đầu tư thêm so với quy mô cũ gồm khách sạn tăng từ 2.180 phòng lên 3.178 phòng; biệt thự tăng từ 1.180 căn lên 2.253 căn.
FLC Quy Nhơn
Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn có diện tích 1.300 ha, tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục biệt thự nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao 1.500 phòng, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, sân golf 36 hố, học viện golf, khu du lịch sinh thái biển, khu công viên động vật hoang dã, khu tâm linh và nhiều tiện ích khác. Dự án do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, tại xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), thuộc khu vực Khu kinh tế Nhơn Hội.
Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
Dự án do Tập đoàn Vinacapital làm chủ đầu tư, có diện tích gần 986 ha, thuộc 3 xã Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) và Bình Dương (huyện Thăng Bình), thuộc khu vực Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, phân kỳ đầu tư 7 giai đoạn, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án năm 2035.
Dự án được phát triển với mục tiêu xây dựng khu nghỉ dưỡng phức hợp, giải trí có thưởng, khu vui chơi cao cấp tiêu chuẩn 5 sao dành cho người nước ngoài. Giai đoạn I của dự án có diện tích khoảng 163 ha với mức đầu tư 500 triệu USD, gồm sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, khu nghỉ dưỡng 1.000 phòng, khu trung tâm thương mại và các tiện ích khác.
Vinpearl Nam Hội An
Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An tọa lạc tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), thuộc khu vực Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng đầu tiên của hệ thống Vinpearl. Dự án có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, quy mô 200 ha, gồm khu khách sạn, biệt thự Vinpearl; khu dịch vụ thể thao Vinpearl Golf; khu vui chơi giải trí Vinpearl Land; khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch VinEco...
-
Xử lý dự án treo: Không để lợi dụng hợp thức hóa sai phạm, không làm ảnh hưởng các hộ dân -
Quảng Bình hưởng trọn lợi thế vàng phát triển du lịch -
Sàng lọc khốc liệt trên thị trường bất động sản -
Lâm Đồng phê duyệt giá trần đấu thầu, chỉ định thầu cung cấp dịch vụ định giá đất -
Tìm cơ hội trong thách thức, Khải Hoàn Land giữ đà tăng trưởng -
Ninh Thuận sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư về bất động sản trong tháng 11 -
Thị trường căn hộ cho thuê tại Hà Nội sôi động, liệu Thái Nguyên có tiếp bước?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024