
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Giá đất một số khu vực tại TP. Điện Biên Phủ đã tăng gấp 8 lần trong 10 năm qua. Ảnh: Kim Đức |
Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, từ cuối năm 2016 đến nay, đất nền tại nhiều tỉnh, thành đã tăng mạnh, đặc biệt là các khu vực vùng ven của các khu đô thị mới. Lúc đầu, chỉ vài người đi gom đất, sau đó lan rộng, tạo nên cơn sốt đất. Khác với những đợt sốt ở những thành phố lớn, các nhà đầu tư đất nền ở tỉnh lẻ khá thận trọng, chỉ bỏ tiền vào những khu vực có nhiều tiềm năng.
Anh Thành, một nhân viên môi giới bất động sản cho hay, nhiều tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thanh Hoá giá đất đã tăng mạnh so với những năm trước đó. Nhiều tỉnh khác như Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…, giá cũng tăng đều.
Theo các chuyên gia, giá đất các tỉnh đang thấp hơn so với Hà Nội, trong khi đó và được kỳ vọng có nhiều cơ hội tăng giá khi các dự án lớn đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông kết nối tại các tỉnh hiện cũng đã phát triển, giúp việc di chuyển từ Hà Nội tới các khu vực này đã không còn trở ngại như trước. Một lý do khác khiến thị trường bất động sản tại các tỉnh tăng trưởng là do nhiều đại gia bất động sản lớn cũng đổ bộ về đây, kéo theo các nhà đầu tư thứ cấp từ Hà Nội.
Theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, giá đất tại một số tỉnh, thành có những khu vực đắt ngang ngửa Hà Nội. Đơn cử, nhà liền kề, biệt thự của khu đô thị tại phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long Quảng Ninh) có giá từ 3 - 4 tỷ đồng/căn, các dự án tại trung tâm TP. Hạ Long có giá tối thiểu 7 tỷ đồng/căn, thậm chí những căn biệt thự lớn có thể có giá tới 15-20 tỷ đồng/căn.
Tuy nhiên, ông Lê Quang Tuấn, người vừa sở hữu một lô đất ở gần TP. Hạ Long và Vân Đồn (Quảng Ninh) cho rằng, những vị trí đẹp ven biển và trung tâm TP. Hạ Long vẫn rẻ hơn 2-6 lần so với vị trí tương tự ở Đà Nẵng và Nha Trang.
Hay như tại Thanh Hoá, giá các sản phẩm biệt thự, liền kề tại nhiều vị trí đẹp cũng đang giao dịch khoảng 7 - 10 tỷ đồng/căn. Giá đất vùng ven tại Thanh Hoá đã nhích dần, đặc biệt tại Sầm Sơn, các sản phẩm bất động sản đang giao dịch trên 5 tỷ đồng/căn biệt thự.
Thị trường bất động sản Đà Nẵng cũng không nằm ngoài cuộc. Đơn cử khu vực ven biển kéo dài từ quận Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn đang có giá khoảng 150 triệu đồng/m2. Đất khu vực Sơn Trà tăng gấp đôi trong thời gian ngắn, từ mức chỉ 9 - 11 triệu đồng/m2, lên 25 - 28 triệu đồng/m2.
Ở Bắc Ninh, đất đẹp các khu đô thị bám các trung tâm công nghiệp lớn trước chỉ 15 triệu đồng/m2, nay có khu đã lên đến trên 40 triệu đồng/m2. Thậm chí, xa hơn như TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), nếu cách đây 10 năm, giá bình quân chỉ trên dưới 10 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay, theo chia sẻ của anh Hưng, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Điện Biên, với những vị trí đẹp như gần đồi A1 có giá 1,7 tỷ đồng mỗi mét mặt đường, chạy dài khoảng 30 m. Còn ở những khu đô thị mới có đường rộng từ 13 - 20 m, thì có giá dao động từ 1,7 - 2 tỷ đồng/lô.
Khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản cho thấy, các dịch vụ tiện ích, hạ tầng tại Điện Biện hiện vẫn chưa phát triển, chỉ ở mức độ bình thường, nhưng không hiểu sao giá đất tại đây lại tăng mạnh như vậy.
Lý giải nguyên nhân, anh Hưng cho biết, do Điện Biên có ưu thế về du lịch. Hơn nữa, quỹ đất của Thành phố không còn nhiều, nên khả năng mở rộng các khu đô thị, trung tâm thương mại rất hạn chế. Điều này khiến các nhà có điều kiện đều muốn về thành phố sinh sống, nên đẩy giá đất ở đây lên cao.
Ở một góc độ khác, anh Thành cho rằng, bất động sản tỉnh lẻ là một xu hướng phát triển tất yếu. Việc này ở các phát triển đã diễn ra từ lâu, vì trong khu vực nội các thành phố lớn đã bão hòa về các trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, bán lẻ hay ngay cả về đất… Mặt khác, giá trị đầu tư vào thị trường bất động sản tỉnh lẻ bao giờ cũng thấp hơn các trung tâm lớn.
Bên cạnh đó, các đại gia bán lẻ tìm về các tỉnh để xây trung tâm thương mại, khu dịch vụ…, cộng với giao thông thuận lợi, khiến các thị trường này nằm trong điểm ngắm của các nhà đầu tư.
-
Bất động sản TP.HCM: Xuất hiện sóng ngầm đầu cơ -
Nhà cho Tây thuê - "miếng bánh" hấp dẫn -
Bất động sản Hà Nội: Thị trường căn hộ nóng về cuối năm -
Cocobay Đà Nẵng: Mô hình tiềm năng mới tại Việt Nam -
Địa ốc phía Nam "tấn công" thị trường Hà Nội -
PropertyGuru muốn gì ở Việt Nam? -
Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới