-
Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng, dự báo bùng nổ trong năm 2025 -
Ban hành Nghị định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất -
Bộ Xây dựng: Nhiều chung cư cũ nứt, nghiêng sau bão Yagi -
Dẹp loạn lướt sóng nhà đất sau những phiên đấu giá “bạo phát, bạo tàn” -
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới? -
Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam -
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới
Báo động công tác PCCC tại các chung cư
Hỏa hoạn tại chung cư Carina được coi là vụ cháy nghiêm trọng nhất trong vòng 16 năm trở lại đây trên địa bàn TP.HCM. Chung cư này không có chuông báo động, hệ thống phun nước không hoạt động, cư dân không được tập huấn thoát nạn, nên sự cố xảy ra đã dẫn đến hậu quả rất đáng tiếc.
Vụ cháy tại chung cư Carina (phường 15, quận 8, TP.HCM) rạng sáng 23/3, làm ít nhất 13 người chết và nhiều người khác bị thương. |
Trước đó 3 ngày, ngày 20/3/2018, “kịch bản” này đã diễn ra chung cư Tràng An Complex (số 1 Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội). Đêm 20/3, tại phòng 904, tòa CT2B, xảy ra hỏa hoạn, không có chuông báo cháy, loa báo cháy, không ngắt điện, không dừng thang máy… người dân chỉ biết cháy và chạy khi bạn bè thông báo trên… facebook.
Trước đó, khoảng 13h15 ngày 25/12/2017, tại chung cư Golden Westlake (162 - Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy kèm theo khói cao hàng chục mét, khiến người dân hốt hoảng.
Toàn TP. Hà Nội có 663 tòa chung cư đã được bàn giao, đưa vào sử dụng và hơn 200 tòa nhà cao tầng đang vận hành sử dụng. Qua công tác kiểm tra phòng chống cháy nổ trong năm 2018, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội đã phát hiện rất nhiều công trình vi phạm quy định về PCCC.
Đặc biệt, Sở đã phát hiện 78 công trình đã đưa vào hoạt động, nhưng chưa nghiệm thu PCCC. Đứng đầu danh sách vi phạm là Mường Thanh, với 11 tòa nhà.
“Ở nhiều chung cư, chủ đầu tư bàn giao căn hộ, nhưng chưa tổ chức diễn tập PCCC cho cư dân. Do vậy, khi vụ cháy xảy ra, nhiều người dân lúng túng hoặc sử dụng sai các thiết bị PCCC”, đại diện Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết.
Cần chế tài mạnh với chủ đầu tư
Để xảy ra cháy nổ có nhiều nguyên nhân, từ sự bất cẩn, thiếu ý thức của người dân đến sự buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng với việc thực hiện đầy đủ các biện pháp PCCC.
Đối với chủ đầu tư, ngay khi lập dự án, phải đáp ứng đủ quy chuẩn về PCCC mới được cấp giấy phép xây dựng. Theo Luật Phòng cháy chữa cháy, chủ đầu tư thực hiện thủ tục trình duyệt dự án, thiết kế về PCCC. Họ chỉ được thi công khi thiết kế về an toàn PCCC của công trình đã được duyệt.
Khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư phải được thẩm duyệt về PCCC. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư đưa dân vào ở trong các chung cư cao tầng khi chưa được nghiệm thu, hoàn công về PCCC và xây dựng; thay đổi công năng các hạng mục trong chung cư, không tổ chức duy tu, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị PCCC, cơi nới, lấn chiếm lối thoát nạn… Những hành vi vi phạm quy định của pháp luật này tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, việc xác định người chịu trách nhiệm để xảy ra cháy nổ phải căn cứ trên kết quả điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm. Nếu nguyên nhân xuất phát từ hệ thống PCCC, thì phải truy cứu trách nhiệm đầu tiên đối với chủ đầu tư.
Tuy nhiên, hiện Luật Phòng cháy chữa cháy mới truy cứu trách nhiệm hình sự cá nhân để xảy ra vụ cháy, chứ pháp nhân là chủ đầu tư thì chỉ có chế tài xử phạt hành chính.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, hiện chế tài đối với vi phạm về an toàn PCCC chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, với mức phạt quá thấp, nên chưa đủ tính răn đe. Do đó, nhiều chủ đầu tư vì quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà lơ là trách nhiệm về an toàn PCCC, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Chia sẻ vấn đề này, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, với tình trạng vi phạm hiện nay, không chỉ xử lý nghiêm đối với chủ đầu tư, mà cần xem xét lại vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát việc xây dựng các chung cư cao tầng.
“Nếu chủ đầu tư xây dựng dự án sai, đương nhiên phải phạt nặng, song với cơ quan quản lý để việc đó xảy ra cũng cần có chế tài xử phạt nghiêm", ông Liêm nhấn mạnh.
-
Princess’s Manor - Làn gió mới mang hơi thở Nhật Bản tại xứ Thanh -
Cần Thơ mời gọi đầu tư khu nhà ở xã hội cho công nhân, vốn 186 tỷ đồng -
Bình Định đẩy nhanh tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội -
Giải mã làn sóng dịch chuyển của giới tinh hoa về khu Đông TP.HCM -
Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness - Smart” giữa lòng Thủ đô -
Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New City -
Khám phá “thiên đường” quanh năm lấp lánh ánh vàng trên “đảo tỷ phú” Vũ Yên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/9 -
2 Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nỗi đau của người lượm ve chai -
3 Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
4 Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
5 Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng
-
Cựu Tổng giám đốc SCB khai chỉ tham gia phân phối trái phiếu thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát -
Nhóm bị cáo giúp sức Trương Mỹ Lan không ngờ về hậu quả gây ra quá lớn -
Đại án Vạn Thịnh Phát: Gần 36.000 bị hại lo lắng về quyền lợi của mình -
Phú Yên bắt thêm đối tượng vi phạm quy định về khai thác khoáng sản, hủy hoại rừng
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ