-
Sun City được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản 10.540 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức -
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường -
Giải mã sức hút shophouse Nghi Sơn Central Park -
Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện -
Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch 2 khu đô thị mới rộng gần 4.000 ha -
Eaton Park - Dự án căn hộ định hình phong cách sống xuất sắc nhất Việt Nam 2024
Điểm cuối đường Hoàng Cầu - Voi Phục. Ảnh: Hải Linh |
Khởi công trong quý II /2019
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, giai đoạn 1. Theo đó, tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ kéo dài 2.274m, mặt cắt ngang B = 50m; bao gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng Vành đai 1, tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Đê La Thành - Nguyễn Chí Thanh. Đây được xem là một trong những dự án giao thông cấp bách nhất của Hà Nội hiện nay, nhằm khép kín Vành đai 1 từ Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Kim Liên - Hoàng Cầu - Voi Phục đến Vành đai 2; giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến Hoàng Cầu - Đê La Thành - Voi Phục.
Dự án được thực hiện trên địa bàn 2 quận: Ba Đình, Đống Đa; do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội làm chủ đầu tư và quản lý trực tiếp. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục. Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là hơn 7.200 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng chỉ 628 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng hơn 5.800 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn ngân sách TP.
Đại diện chủ đầu tư, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Nội Lê Văn Bính cho biết, các đơn vị tham gia thực hiện đang nỗ lực để khởi công dự án trong quý II/2019. Công tác giải phóng mặt bằng của dự án sẽ được bắt đầu tiến hành từ quý I/2019 và phấn đấu hoàn thành trong năm nay. “Hạng mục 2 cầu vượt trực thông sẽ được thực hiện trước nhằm tăng cường đảm bảo giao thông trên tuyến trong quá trình thi công dự án. Hiện thiết kế cầu vượt đã được báo cáo UBND TP phê duyệt, lựa chọn” - ông Bính thông tin.
Chuẩn bị kỹ lưỡng
Ông Lê Văn Bính khẳng định, thực hiện chỉ đạo của TP, chủ đầu tư cùng các địa phương, đơn vị liên quan đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng các điều kiện để thực hiện dự án. Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng được cho rằng sẽ gặp không ít khó khăn nên càng được quan tâm, sâu sát.
Dự kiến người dân quận Ba Đình sẽ được tái định cư tại các khu đô thị: Xuân La (Tây Hồ); Nghĩa Đô, Nam Trung Yên (Cầu Giấy). Người dân quận Đống Đa được tái định cư tại các khu vực: Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm); Nam Trung Yên, Trung Hòa (Cầu Giấy).
Người dân không nhận nhà tái định cư sẽ được hỗ trợ thêm 6,8 triệu đồng/m2, tính theo diện tích căn hộ bốc thăm được.
Trưởng phòng giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Nội Nguyễn Tấn Nam An cho biết, quá trình giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng tới trên 2.100 hộ dân, diện tích thu hồi phục vụ dự án có tới 55% là đất ở (khoảng 83.200m2). Trong đó, trên địa bàn quận Ba Đình có 1.462 hộ; quận Đống Đa có 671 hộ. Theo quyết định của TP, hệ số K bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là từ 2,0 - 2,22. Đây là hệ số tương đồng với các dự án khác có cùng đặc thù về giải phóng mặt bằng. “Sở dĩ chi phí giải phóng mặt bằng lớn như vậy là do đây đều là khu vực nội đô, khung giá đất theo quy định vốn đã cao”, ông An chia sẻ.
Hiện công tác giải phóng mặt bằng được các địa phương tích cực tiến hành. Phía quận Ba Đình đã tổ chức họp với người dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng để thống nhất mức bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Quận Đống Đa cũng đã thông tin toàn bộ dự án đến người dân các phường: Cát Linh, Láng Hạ, Láng Thượng; riêng phường Ô Chợ Dừa sẽ thông báo trong tháng 11 này.
UBND TP Hà Nội đã bố trí 2.570 căn hộ phục vụ tái định cư người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án. Chi phí bồi thường, hỗ trợ cũng đã được chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, ông Lê Văn Bính nhìn nhận: “Khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, rất nặng nề, đòi hỏi chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan phải tập trung, nỗ lực hết sức mới mong có thể hoàn thành trong năm 2019”.
-
TP.HCM dành 25 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội -
Phân khúc bất động sản công nghiệp: Khan hiếm nguồn cung, giá leo thang -
Quảng Ngãi mạnh tay “thanh lọc” dự án treo -
Doanh nghiệp bất động sản loay hoay với hàng tồn kho -
Thị trường bất động sản: "Thuốc đắng" với văn phòng cho thuê -
Doanh nghiệp bất động sản: Nhu cầu vốn qua kênh trái phiếu tiếp tục tăng -
Bất động sản công nghiệp lộ "gót chân Asin”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
-
Quảng Nam: Dự án làm 8 năm không xong do lỗi của các cơ quan nhà nước -
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu