Đô thị sinh thái thông minh, “khẩu vị” mới của thị trường địa ốc
Tăng Triển - 23/06/2021 17:48
 
Thị trường BĐS bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ mua để trải nghiệm những giá trị gia tăng. Các đại đô thị sinh thái thông minh đang dần trở thành “khẩu vị” mới dẫn dắt thị trường.
Đô thị sinh thái Aqua City gây ấn tượng với mảng xanh rộng lớn và hàng loạt tiện ích đẳng cấp sẽ đồng loạt ra mắt trong năm 2021
Đô thị sinh thái Aqua City gây ấn tượng với mảng xanh rộng lớn và hàng loạt tiện ích đẳng cấp sẽ đồng loạt ra mắt trong năm 2021

Từ sự dịch chuyển vùng miền

Trước làn sóng đô thị hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là TP.HCM, một siêu đô thị với dân số đã vượt mức 13 triệu người, nhu cầu nhà ở không ngừng tăng cao, trong khi quỹ đất hạn chế, đã khiến cho giá bất động sản trong nhiều năm qua tăng vượt bậc, vượt khả năng của nhiều người có nhu cầu thật về nhà ở. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng, thị trường bất động sản TP.HCM dần chuyển dịch dòng vốn đầu tư về các vùng vệ tinh.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, sự phát triển về hạ tầng, kéo theo dòng đầu tư dịch chuyển về vùng lân cận, giúp “giải cứu” TP.HCM khỏi áp lực gia tăng dân số và đô thị hóa đang dần trở thành một xu thế mang tính tất yếu. “Thật ra, trong chiến lược phát triển của TP.HCM trước giờ xác định là sẽ phát triển các khu đô thị vệ tinh theo mục tiêu phát triển đô thị đa trung tâm, mang tính vùng không gian đô thị, vượt ra ngoài ranh giới hành chính, trong đó các khu vực như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ dần hình thành nên những trung tâm đô thị mới đầy tiềm năng và hấp dẫn trong xu thế giãn dân”, ông Châu chia sẻ.

Không phải ngẫu nhiên mà thời gian qua, thị trường các tỉnh miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận… trở thành những điểm nóng của thị trường bất động sản. Kể từ sau khi có tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, sự khởi động của sân bay quốc tế Long Thành và hàng loạt tuyến đường kết nối Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu với TP.HCM đã rút ngắn đáng kể thời gian kết nối giữa các địa phương này.

Nắm bắt cơ hội, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản đã đổ mạnh dòng vốn đầu tư vào các khu vực này. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, hàng loạt đại dự án đang được đầu tư mạnh với nguồn vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng dọc theo các địa phương có nhiều lợi thế kết nối hạ tầng và có địa thế gần sông hoặc biển. Nếu như tại Bình Thuận, tâm điểm là dự án NovaWorld Phan Thiet với quy mô 1.000 ha của Tập đoàn Novaland, tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ USD, thì ngay tại Biên Hòa - cửa ngõ phía Đông TP.HCM, đại đô thị sinh thái thông minh Aqua City quy mô gần 1.000 ha cũng đang dần hình thành với quy hoạch bài bản và đồng bộ dựa trên lợi thế thiên nhiên sẵn có của con sông Đồng Nai.

Đến đô thị sinh thái thông minh

Theo phân tích của giới chuyên môn, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, kéo theo đó là tốc độ đô thị hóa gia tăng nhanh chóng. Tỷ lệ đô thị hóa hiện nay tại các thành phố lớn đã lên đến khoảng 35% và dự báo tăng lên 45% vào năm 2030.

Chính phủ đã nhận thấy sự quá tải cũng như những hạn chế trong việc tái thiết lập các khu đô thị hiện hữu đã trở nên chật hẹp so với nhu cầu phát triển và quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Vì thế chiến lược quốc gia trong công tác quy hoạch tại các thành phố lớn đã và đang hướng tới mở rộng ra các khu đô thị vệ tinh ở khu vực lân cận, hình thành nên các khu đô thị mới. Điều này không chỉ giải quyết bài toán cấp thiết về nhà ở, mà còn đóng góp quan trọng cho kinh tế địa phương và tạo nên sức bật mới cho cả một khu vực hướng tới sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Một hệ sinh thái toàn diện đã và đang được hình thành ngày càng hoàn chỉnh tại các khu đô thị mới. Đây chính là các hạt nhân và tâm điểm mới bên cạnh khu trung tâm hiện hữu, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung tại các thành phố lớn trong cả nước.

Dẫn chứng cho mô hình đô thị sinh thái thông minh đang được chú ý hiện nay là Dự án Aqua City của Novaland. Tọa lạc tại vùng đất giàu tiềm năng, Aqua City sở hữu lợi thế kết nối “vàng” khi dễ dàng tiếp cận đến các trung tâm kinh tế - tài chính - du lịch trọng điểm của vùng Đông Nam bộ, cùng thế mạnh thiên nhiên sẵn có.

Với sự chuyên nghiệp và tầm nhìn chiến lược, Tập đoàn Novaland đã “đánh thức” tiềm năng biến Aqua City thành khu đô thị sinh thái chuẩn mực. Những con sông và thảm thực vật tự nhiên hiện hữu tạo nên một tổ hợp điều hòa khí hậu, đảm bảo không khí luôn trong lành, mát mẻ. Dự án còn gây ấn tượng bởi những thông số vàng khi dành đến 70% diện tích cho mảng xanh, hạ tầng giao thông và tiện ích nội khu. Chỉ tiêu cây xanh tại Aqua City ước tính hơn 15 m2/người, trong khi toàn TP.HCM hiện nay chỉ có 0,5-1 m2/người.

Chia sẻ về sự hình thành của các đô thị thông minh, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam nhìn nhận, đây chính là xu hướng mang tính tất yếu. Theo ông Tuấn, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và giới siêu giàu sẽ là động lực làm thay đổi cấu trúc nhu cầu và tiêu dùng của xã hội.

“Ở Việt Nam, những người thành đạt thường có ít nhất một tài sản ở các thành phố lớn như TP.HCM chẳng hạn, nhưng tình trạng quá tải dân số và ô nhiễm khiến cho ngày càng nhiều người có nhu cầu an cư, nghỉ dưỡng ngoài thành phố vào cuối tuần, đặc biệt khi hệ thống cao tốc được đầu tư làm cho việc đi lại trong ngắn ngày trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn”, ông Tuấn nhận định và cho rằng, nhu cầu này đang trở nên thịnh hành, không chỉ đối với những người trưởng thành, mà nay còn dần trở thành một trào lưu của giới trẻ thành đạt sớm.

Xu thế phát triển các khu đô thị ở Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển các thành phố mới của thế giới, trong đó yếu tố con người được lấy làm trọng tâm với mục tiêu tạo nên cân bằng và hài hòa về sự liên kết xã hội, môi trường sống, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy địa phương cùng quốc gia ngày càng thịnh vượng, văn minh và phát triển. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản