-
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản -
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội
Trong cuộc khảo sát thường niên của Cushman & Wakefield với các khách hàng hàng đầu toàn cầu cho thấy, Việt Nam là thị trường mới nổi ưa thích của họ để đầu tư, chiếm gần 80% số phiếu bầu. Đáng chú ý, với quy mô thị trường lớn, số lượng người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục.
Năm 2023, thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến đạt hơn 20 tỷ USD. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), doanh thu thương mại điện tử tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2023, khi đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho biết, với sự phát triển của thương mại điện tử, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần. Điều này đi đôi với nhu cầu tăng cao về bất động sản logistics chất lượng cao.
Hiện, tổng nguồn cung nhà kho ở Hà Nội và TP.HCM chỉ đạt lần lượt 2,022 triệu m2 và 5,13 triệu m2. Các khu công nghiệp và hậu cần kho bãi tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM đang có tỷ lệ lấp đầy cao, có những nơi đạt gần 100%.
Nhu cầu sẽ ngày càng lớn trong thời gian tới, nguồn cung không thể đáp ứng khiến sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ và vận chuyển tăng lên.
Chớp thời cơ này, nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài đã mở các trung tâm logistics tại Việt Nam. Năm 2022, công ty cung cấp dịch vụ cung ứng FM Logistic có trụ sở chính tại Pháp khai trương Trung tâm phân phối đô thị mới có diện tích 20.000 m2 tại Dĩ An (Bình Dương). Đây là trung tâm phân phối đô thị đa khách hàng cho các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và ngành bán lẻ. Ngay sau đó, họ đã có được hợp đồng quản lý dịch vụ vận hành trung tâm phân phối đa kênh và giao hàng chặng cuối cho gần 10.000 cửa hàng tạp hóa truyền thống tại các khu vực trong TP.HCM.
Mới đây, FM Logistic Việt Nam cũng khánh thành trung tâm phân phối đa khách hàng hiện đại ở huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương). Trung tâm này có diện tích trên 20.000 m2, khả năng mở rộng lên đến 50.000 m2, trang bị 78 cửa xuất nhập hàng, cùng các tính năng thiết lập an toàn và bảo mật cao, cung cấp các dịch vụ lưu trữ, quản lý, vận hành và phân phối, tối ưu hóa chi phí.
Ông Hamza Harti, Giám đốc điều hành FM Logistic Việt Nam nhận định, thời gian tới, thị trường dịch vụ kho bãi sẽ có xu hướng dịch chuyển ra xa TP.HCM.
Có thể nói, Việt Nam đang đứng trước cơ hội nâng tầm giá trị chuỗi cung ứng của nhà sản xuất và đây chính là thời cơ vàng để tăng GDP. Đặc biệt, vừa qua, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam, hai bên đã đạt thỏa thuận về hợp tác toàn diện, phát triển thị trường sản xuất công nghệ cao và bán dẫn.
Với các đặc điểm địa lý thuận lợi, cũng như cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ và hàng loạt chính sách thúc đẩy đầu tư từ Chính phủ, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để thu hút “đại bàng” đến làm tổ.
Theo bà Trang Bùi, những con số ấn tượng cùng những dự báo đầy triển vọng cho thấy tiềm năng của logistics tại Việt Nam rất lớn, hoàn toàn có thể trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh.
“Năm 2022, Việt Nam được xếp hạng 11 trong 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Năm 2023, Việt Nam đứng vị trí thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics. Tốc độ tăng trưởng logistics Việt Nam bình quân là 14-16%/năm, đưa đóng góp của logistics vào GDP hàng năm ở mức 4-5%; góp phần quan trọng trong việc nâng cao tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam”, đại diện Cushman & Wakefield thông tin.
Hạ tầng là một phần tất yếu trong việc phát huy toàn bộ tiềm năng và sự phát triển thành công của thị trường logistics. Theo ông Elias Abraham, Giám đốc điều hành Công ty Zim Intergrated Shipping, ngành logistics Việt Nam cần làm ngay là chuyên biệt hóa kho xưởng, đơn giản hóa các kho xưởng và không làm quá nhiều kho ở khắp nơi và kho tổng hợp chung chung, mà chỉ làm một thứ cho thật tốt.
Bà Phạm Thị Bích Huệ, nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific chỉ rõ điểm nghẽn lớn nhất của logistics Việt Nam là hạ tầng, với việc thiếu quy hoạch từ địa phương, vùng miền, đã làm chi phí tăng lên, giảm năng lực cạnh tranh.
“Trong 5 năm gần đây, các tổ chức nước ngoài đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực logistics rất nhiều. Họ đã sở hữu hạ tầng với số diện tích bằng của các doanh nghiệp trong nước cộng lại. Cộng đồng logistics Việt Nam nếu không ngồi lại với nhau để tìm cách khắc phục những bất cập thì miếng bánh ngon này sẽ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, còn doanh nghiệp logistics Việt Nam bị thua ngay trên sân nhà”, bà Huệ lo ngại.
-
Tiếp tục hoàn thiện quy định về chung cư mini -
Bất động sản công nghiệp sẵn sàng đón sóng tăng trưởng từ phục hồi kinh tế năm 2024 -
Nhà băng cùng doanh nghiệp bất động sản cùng gỡ khó, khơi thông luồng vốn -
UBND tỉnh Đồng Nai giao đất cho Novaland triển khai dự án ở Aqua City -
Bất động sản công nghiệp đón làn sóng chuyển dịch sản xuất và bùng nổ thương mại điện tử -
Kỳ vọng bất động sản hồi phục sau quý II/2024, doanh nghiệp đề xuất loạt giải pháp hỗ trợ tài khóa -
Doanh nghiệp địa ốc và nỗi lo mang tên pháp lý
- Bolttech, công ty công nghệ bảo hiểm toàn cầu hàng đầu công bố vòng gọi vốn Series C
- Xe buýt Yutong T15E trình diễn hiệu suất pin và quãng đường di chuyển vượt trội ở sự kiện Finland Challenge
- Shanghai Electric hoàn tất chương trình nâng cao kỹ năng cho nhân viên dự án Thar của Pakistan
- Yutong Bus hoàn tất bàn giao 500 chiếc xe buýt V6 hoàn toàn mới cho thị trường Châu Mỹ Latinh
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng