-
Khánh Hòa: Đất nền, nhà chung cư dự báo sẽ “chiếm sóng” nửa cuối 2025
-
Gam màu sáng - tối trên thị trường địa ốc TP.HCM
-
Bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi chậm
-
Hưng Yên sẽ có khu đô thị gần 35.000 tỷ đồng; Giá thuê đất tại TP.HCM tăng đột biến -
Gia Lai sẽ có thêm 618 căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành cuối năm nay -
Chiến lược của Cen Land trong “cuộc chơi mới” của thị trường bất động sản -
Hành trình “chấp bút” xây dựng Đề án Trung tâm giao dịch bất động sản do Nhà nước quản lý
Những căn hộ này được xây dựng với mục tiêu tái định cư tại chỗ cho 10.000 hộ dân bị giải tỏa để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhưng lại trở thành “kho chứa tài sản chết”.
Giống như nhiều khu tái định cư ở Hà Nội, dù nằm ở vị trí “vàng”, với giá mỗi căn hộ cao cấp xung quanh lên đến 100 triệu đồng/m2, nhưng sự hoang vắng hiện bao trùm khu tái định cư này. Với 3.790 căn hộ để trống, chưa có người ở, mỗi năm TP.HCM phải chi hàng chục tỷ đồng để bảo trì, nhưng hạ tầng vẫn xuống cấp, cây xanh chết dần, vỉa hè và lối lên xuống sản một số tòa nhà lún sụt…
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhà là nơi để ở, là tổ ấm. Vậy nên, dù bỏ ra bao nhiêu tiền để sơn sửa đi nữa, thì nhà bỏ hoang vẫn chỉ là khối bê tông lạnh lùng. Được biết, số căn hộ này đã được TP.HCM đấu giá 3 lần. Lầu tiên vào năm 2017 với mức giá khởi điểm 8.800 tỷ đồng. Lần thứ 2 vào năm 2018 với giá khởi điểm 9.100 tỷ đồng.
Lần 3 vào năm 2021 với giá khởi điểm là 9.900 tỷ đồng. Song, cả 3 lần đều thất bại vì không có người tham gia đấu giá.
TP.HCM vẫn chủ trương bán đấu giá lượng căn hộ nói trên. Theo kế hoạch, để phục vụ công tác bán đấu giá, thời gian hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của 3.790 căn hộ này kéo dài từ tháng 8/2024 đến tháng 8/2025. Trước tháng 10/2025, cơ quan chức năng sẽ lựa chọn và thuê đơn vị thực hiện đấu giá. Dự kiến sẽ tổ chức đấu giá trước tháng 11/2025.
Không chỉ khu tái định cư ở Bình Khánh, TP.HCM hiện còn gần 9.000 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân nằm rải rác tại 85 chung cư/cụm chung cư trên địa bàn TP. Thủ Đức, quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Nhà Bè.
Với người dân, không ít người vẫn đang ao ước có được chỗ ở trong những căn hộ bỏ không đó, bởi họ hiện phải sống trong các khu nhà trọ tạm bợ, ẩm thấp, thiếu an toàn. Với doanh nghiệp, đó là sự thất bại, vì làm ra một dự án, nhưng không bán được hàng, hoặc không thu hút được người dân đến ở vì nhiều lý do.
Xét trên góc độ kinh tế, đó là sự lãng phí rất lớn. Thử làm một phép tính, chỉ với giá 2 tỷ đồng/căn (thuộc phân khúc bình dân), thì số tiền đang bị “chôn” trong những chung cư này đã lên hơn 18.000 tỷ đồng. Số vốn trên đủ để xây gần 10 nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo chủ trương đầu tư mới, 3 cây cầu Thủ Thiêm 4 và dư sức xây cầu Cần Giờ bắc qua sông Soài Rạp, mở rộng Quốc lộ 13… Cũng bởi vậy, mọi sự lãng phí tài sản công, dù có giải thích thế nào, cũng khó có thể chấp nhận.
Để giải quyết khối tài sản trên, các chuyên gia và TP.HCM từng tính đến nhiều phương án, trong đó có việc chuyển đổi sang quỹ nhà ở xã hội. Nhưng do quy định về nhà ở xã hội rất khắt khe, nên chủ trương của Thành phố là tiếp tục bố trí tái định cư tại một số dự án, còn lại sẽ bán đấu giá.
TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch triển khai các biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; công trình, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả… nhằm quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí. Thành phố đã giao Sở Xây dựng rà soát các công trình nhà ở gồm nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khác; đồng thời xác định danh mục các dự án, công trình không sử dụng, sử dụng không hiệu quả để đề xuất kế hoạch xử lý vướng mắc.
Người dân đang chờ đợi sự chuyển động nhanh trong việc xử lý những khối tài sản bỏ hoang, cùng hàng loạt dự án đang gặp vướng mắc, bởi đã nói nhiều, bàn nhiều, nhưng những khối bê tông lạnh lùng ấy vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đây cũng là thực trạng tại không ít địa phương khác, trong đó có Hà Nội, khi nhiều “kho chứa tài sản chết” đang nằm phơi sương.
Nếu quyết tâm đủ lớn và hành động quyết liệt, làm rõ thẩm quyền xử lý, đề xuất phương án theo các luật mới được ban hành, đồng thời phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm"- như phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây giữa Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo về rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án với lãnh đạo TP.HCM, thì hàng trăm công trình, hàng trăm dự án lớn đang “án binh bất động” sẽ sớm phát huy được hiệu quả và tất yếu, nhiều “kho chứa tài sản chết” sẽ trở thành kho báu.
-
Masterise Homes ra mắt bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu Marriott phiên bản đặc biệt tại Grand Marina, Saigon -
Rà soát nhiều dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Vân Phong -
Mời thi tuyển phương án kiến trúc Công trình nhà ở chung cư và Thương mại dịch vụ HH11 -
Vingroup thông xe cầu Hoàng Gia - Biểu tượng phát triển mới phía Đông Bắc thành phố Hải Phòng -
Dòng tiền thông minh tìm về căn hộ biểu tượng tại Đà Nẵng -
Chính sách mới cùng “cơn mưa” ưu đãi mở rộng cơ hội sở hữu nhà phố Asia Vibe -
Crystal Bay tăng tốc đầu tư vào Wellness All-Inclusive: Mô hình sinh lời dài hạn trong du lịch Việt
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Vehere công bố phiên bản v1.8.1 hướng tới các chuyên gia phân tích bảo mật
-
Envision Energy hợp tác với FERA Australia phát triển dự án điện gió công suất 1 GW
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Midea Building Technologies tổ chức Hội nghị TRUE lần thứ 4
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo