
-
Hé lộ chân dung chủ nhân của các bất động sản triệu đô
-
Khởi công dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay tại Phú Yên
-
Phú Yên khánh thành Dự án Khu nhà ở tại lô đất ký hiệu số 2
-
Nghệ thuật bán hàng của các thương hiệu xa xỉ trên thế giới -
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Zen Harmony - Lựa chọn chiến lược của giới đầu tư trên vành đai kinh tế Bắc Bộ -
Bất động sản Nam Sài Gòn "tăng nhiệt" với lễ khởi công Essensia Parkway
![]() |
Chung cư Saigon Gateway - một trong những điểm nóng tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân liên quan đến sổ hồng Ảnh: Trọng Tín |
Hàng chục dự án bị “treo” sổ hồng
Các hộ dân sống tại chung cư Saigon Gateway (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức) do Công ty Hiệp Phú Land làm chủ đầu tư đã liên tục gửi đơn cầu cứu khắp nơi vì nhà đã nhận gần 4 năm, nhưng sổ hồng chưa có.
“Từ ngày về chung cư đến nay đã gần 4 năm, nhưng chủ đầu tư chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, cũng chưa cấp sổ hồng cho người dân. Mặc dù chúng tôi đã ý kiến rất nhiều lần, cũng muốn giải quyết trong hòa bình, nhưng Hiệp Phú Land không thiện chí. Cư dân chỉ mong muốn cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra, xem Dự án Saigon Gateway đang vướng mắc chỗ nào để tháo gỡ và đem lại quyền lợi chính đáng của cư dân”, bà Dương Thị Quỳnh Lưu, một cư dân của chung cư Saigon Gateway cho biết.
Saigon Gateway chỉ là một trong rất nhiều dự án chung cư ở TP.HCM xảy ra tình trạng khiếu nại, căng băng rôn cầu cứu vì liên quan đến sổ hồng. Trong số 113 dự án bất động sản mà Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã tổng hợp vướng mắc gửi đến UBND Thành phố kiến nghị tháo gỡ, thì có hơn một nửa liên quan đến việc chậm cấp sổ hồng.
Chẳng hạn, Công ty Hưng Lộc Phát đang gặp vướng mắc ở Dự án The Golden Star (72 - Nguyễn Thị Thập, quận 7) với tổng số 482 căn hộ. Năm 2017, UBND TP.HCM đã có quyết định về phương án giá đất của Dự án, đến tháng 5/2017, doanh nghiệp thực hiện xong nghĩa vụ tài chính và đến tháng 10/2018 đã bàn giao nhà cho khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, sau đó phát sinh phần chênh lệch diện tích, nhưng doanh nghiệp không biết có phát sinh nghĩa vụ tài chính hay không và việc cấp sổ hồng bị chậm lại.
Không chỉ nhà ở thương mại, mà các dự án nhà ở xã hội như EhomeS và Ehome5S của Công ty Nam Long tại huyện Bình Chánh và TP. Thủ Đức, với tổng số 3.000 căn hộ, cũng gặp vướng mắc pháp lý. Dù chủ đầu tư đã hỗ trợ người mua nhà ở xã hội 2% lãi suất trong 2 năm đầu tiên (chỉ phải trả 7%/năm, thay vì 9%/năm) và đã bàn giao nhà cho người mua hơn 3 năm qua, song đến nay vẫn chưa được xác định giá bán nhà ở xã hội, nên chủ đầu tư chưa thể làm sổ hồng cho người mua nhà và cũng chưa quyết toán được công trình.
Đề xuất áp dụng hệ số K để tính tiền sử dụng đất
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, nguyên nhân khiến việc cấp sổ hồng tại các chung cư bị chậm là vướng mắc trong xác định tiền sử dụng đất, thậm chí có những dự án hơn 20 năm vẫn chưa được nộp tiền sử dụng đất, nên không thể cấp sổ hồng cho người mua. TP.HCM đã có nhiều cuộc họp trực tiếp với doanh nghiệp, người dân để giải quyết vấn đề này, nhưng sự việc vẫn bế tắc.
Vừa qua, Hội đồng Thẩm định giá đất đã đề xuất với UBND TP.HCM áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K). “Nếu áp dụng được hệ số K thì việc tính tiền sử dụng đất đang kéo dài 3 - 5 năm chỉ còn 10 - 15 ngày làm việc. Từ đó, công tác cấp sổ hồng tại các chung cư cũng đẩy nhanh hơn rất nhiều so với hiện nay”, ông Châu nói.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, công tác giải quyết hồ sơ thực hiện thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính đất đai đang chậm vì khó khăn, vướng mắc, trong đó có nhiều dự án nhà ở.
Theo ông Thắng, từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, trên địa bàn Thành phố có 235 dự án nhà ở và cơ quan chức năng đã được cấp sổ hồng, với trên 200.000 căn hộ. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 50.000 căn chưa được cấp sổ hồng với nhiều lý do.
Chẳng hạn, nhiều dự án nhà ở chung cư trong quá trình xây dựng có vi phạm về cấp phép xây dựng. Với nhóm này, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Sở Xây dựng để xử lý vi phạm, sau đó sẽ có văn bản thẩm định đủ điều kiện cấp sổ hồng cho người dân, nhưng sẽ chậm, vì theo quy định, cơ quan thẩm quyền chỉ tiến hành thẩm định khi chủ đầu tư đã hoàn thành việc khắc phục sai phạm.
Một nhóm khác là các dự án bị chủ đầu tư thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng. Theo quy định, khi ngân hàng cho vay giải ngân từng đợt, đến đợt cuối, thì chủ đầu tư phải nộp lại tiền, lấy giấy tờ để nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ hồng. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư gặp khó, nên không thể giải chấp ngân hàng để tiến hành tách sổ cho cư dân. Với các dự án này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để xem xét hỗ trợ chủ đầu tư.
Một nhóm nữa liên quan đến việc tính nghĩa vụ tài chính của dự án. Đây là vướng mắc chung khiến phần lớn chung cư chưa thể cấp sổ. Với trường hợp này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo khó khăn vướng mắc và kiến nghị hướng xử lý.
-
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành -
Thời tiền rẻ tới, bất động sản như “cá gặp nước” -
Nhà đầu tư giữ “cái đầu lạnh” trước cơn sốt đất -
Khó hy vọng mua nhà, nhiều người tính phương án đi thuê -
Giá bất động sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu tăng phi mã -
Kiểm tra tiến độ xây nhà ở xã hội; Chung cư sắp sập tại Hà Nội được xây mới -
Cơ hội săn quỹ đất lớn từ đấu giá
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
Panduit ra mắt máy in để bàn mới
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
SANY tham gia triển lãm tại Bauma 2025
-
TUMI ra mắt dòng sản phẩm mới 19 Degree Lite
-
Hisense ra mắt dòng TV ULED MiniLED U7 Series mới
-
PowerChina triển khai dự án điện mặt trời nổi tại Indonesia