
-
SGO Land hợp tác chiến lược toàn diện cùng Thành Đô Bắc Giang
-
Vincom Shophouse Diamond Legacy - Chốn sống định danh vị thế của giới tinh hoa thành Vinh
-
Hà Nội phê duyệt hồ sơ mời đầu tư 2 khu nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh
-
Căn hộ, nhà phố trong khu đô thị Thủ Đức thu hút nhà đầu tư phía Bắc -
Hé lộ chân dung chủ nhân của các bất động sản triệu đô -
Khởi công dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay tại Phú Yên -
Phú Yên khánh thành Dự án Khu nhà ở tại lô đất ký hiệu số 2
Hà Nội bác tin dừng cưỡng chế phá dỡ phần sai phạm tại tòa 8B Lê Trực
Những ngày gần đây có thông tin cho rằng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội bất ngờ bỏ lệnh cưỡng chế phá dỡ phần sai phạm tại công trình tại 8B Lê Trực và giao cho Công ty cổ phần may Lê Trực tự phá dỡ.
TIN LIÊN QUAN
![]() |
Tòa nhà 8B Lê Trực |
Liên quan đến thông tin này, ngày 22/1, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định thành phố không chỉ đạo và không có bất kỳ văn bản nào liên quan đến việc bỏ lệnh cưỡng chế phá dỡ phần vi phạm tại công trình 8B Lê Trực và cũng không có văn bản đồng ý để Công ty cổ phần may Lê Trực được phép phá dỡ.
Thời gian qua, do công ty tự phá dỡ chậm nên thành phố đã giao quận Ba Đình lên phương án để đẩy nhanh tiến độ cưỡng chế.
Tuy nhiên, khi quận Ba Đình đang trong quá trình lên phương án cưỡng chế, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Công ty cổ phần may Lê Trực cần đẩy nhanh tiến độ phá dỡ, chứ không phải là có văn bản giao hẳn cho công ty này thực hiện toàn phần.
Ngày 5/1, Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản nêu ý kiến của lãnh đạo thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng, chỉ đạo quận Ba Đình xây dựng kế hoạch và tổ chức cưỡng chế giai đoạn 1 (tum thang và tầng 19) theo phương án phá dỡ chủ đầu tư đã trình cơ quan chức năng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội gửi Ủy ban Nhân dân thành phố, sau một tháng chủ đầu tư phá dỡ phần sai phạm (từ ngày 21/11/2015), trung bình mỗi ngày chỉ phá dỡ được 10-15m2, tổng diện tích phá dỡ được sau một tháng là 120m2, tiến độ này không đảm bảo yêu cầu thành phố đề ra.
Theo kết quả kiểm tra của liên ngành thành phố Hà Nội, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng. Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m nếu làm đúng giấy phép. Thực tế, chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép gần 30.000m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng trên 36.000m2.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản
-
Tránh “bẫy” khi mua bất động sản nhờ ứng dụng công nghệ -
TP.HCM chốt tỷ lệ phần trăm các chi phí, lợi nhuận làm cơ sở định giá đất -
Nguồn hàng được cải thiện, chủ đầu tư tranh thủ mở bán -
Mách nước cho người trẻ mua nhà an toàn -
Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng tháo gỡ vướng mắc trong xây dựng nhà ở xã hội -
Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch -
So kè 2 chung cư mới mở bán tại quận Hà Đông, Hà Nội
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển