
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
Vào ngày 20/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31-12-2019 nhằm quy định và điều chỉnh bảng giá đất tại thủ đô.
Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực đến ngày 31/12/2025.
![]() |
Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 20/12/2024. Ảnh: Thanh Vũ |
Trước đó, bảng giá đất có trong quyết định số 30/2019/QĐ-UBND được áp dụng từ năm 2020 và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm tính ổn định, phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi xây dựng bảng giá đất mới, UBND TP. Hà Nội đã gia hạn bảng giá đất thêm một năm, đến hết ngày 31/12/2025.
Đáng chú ý, giá đất trong bảng giá mới đã thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Trước đó, trong bảng giá cũ, mặt đường phố Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) là nơi có giá đất ở (vị trí 1) cao nhất Hà Nội với 187,9 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, nay mức giá đã tăng lên thành 695,304 triệu đồng/m2, tăng 271% so với quy định cũ.
![]() |
Phố Hàng Đào vẫn là một trong những nơi có giá đất cao nhất Hà Nội. Ảnh: Thanh Vũ |
Đây cũng là mức giá đất ở (vị trí 1) của những con phố nổi tiếng tại quận Hoàn Kiếm, chẳng hạn như phố Hàng Khay, Hàng Ngang, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt…
Không chỉ gia hạn thêm thời gian và cập nhật giá, quyết định số 71/2024/QĐ-UBND còn bổ sung và sửa đổi các quy định liên quan đến nguyên tắc xác định vị trí đất, giá đất theo chiều sâu thửa đất và mức giá giảm dần theo khoảng cách.
Theo đó, vị trí đất được xác định dựa trên khả năng sinh lợi, điều kiện cơ sở hạ tầng và khoảng cách tiếp cận đường, phố có tên trong bảng giá đất.
Cụ thể, vị trí 1 là đất có mặt giáp với đường, phố được ghi trong bảng giá đất. Vị trí 2 được xác định là đất tiếp giáp ngõ có mặt cắt từ 3,5 m trở lên. Vị trí 3 là đất giáp ngõ có mặt cắt từ 2 m đến dưới 3,5 m. Vị trí 4 được quy định là đất giáp ngõ có mặt cắt dưới 2 m.
Đối với các thửa đất xa đường, phố, bảng giá quy định mức giảm giá theo khoảng cách. Cụ thể, từ 200 - 300 m: giảm 5%; từ 300 - 400 m: giảm 10%; từ 400 - 500 m: giảm 15%; từ 500 m trở lên: giảm 20%.
Theo UBND TP. Hà Nội, sự điều chỉnh trên sẽ bảo đảm mức giá phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng đất và giá trị kinh tế, tránh tình trạng định giá cao, không hợp lý cho các thửa đất ở xa khu vực trung tâm.
Ngoài ra, quyết định cũng đưa ra các phân lớp giá đất theo chiều sâu thửa đất. Từ 0 - 100 m sẽ áp dụng 100% giá đất theo quy định; từ 100 - 200 m: giảm 10%; từ 200 - 300 m: giảm 20%; từ 300 m trở lên: giảm 30%.
Bên cạnh đó, bảng giá đất nông nghiệp trong khu dân cư cũng được bổ sung thêm quy định. Cụ thể, giá đất nông nghiệp trong khu dân cư có thể cao hơn giá đất nông nghiệp ngoài khu dân cư, nhưng không vượt quá 50% giá đất nông nghiệp tương ứng tại các khu vực khác.
Theo UBND TP. Hà Nội, quy định trên nhằm khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư hiệu quả, đồng thời bảo đảm lợi ích cho người sử dụng đất.
Đối với đất ở và đất thương mại dịch vụ tại nông thôn, bảng giá đất được chi tiết hóa theo từng xã và khu vực. Đặc biệt, các thửa đất nằm ngoài phạm vi 200 m từ các tuyến đường phố được liệt kê trong bảng giá sẽ áp dụng mức giá giảm tương ứng với quy định về khoảng cách.
-
Bất động sản TP.HCM: Xuất hiện sóng ngầm đầu cơ -
Nhà cho Tây thuê - "miếng bánh" hấp dẫn -
Bất động sản Hà Nội: Thị trường căn hộ nóng về cuối năm -
Cocobay Đà Nẵng: Mô hình tiềm năng mới tại Việt Nam -
Địa ốc phía Nam "tấn công" thị trường Hà Nội -
PropertyGuru muốn gì ở Việt Nam? -
Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới