-
Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
Thực thi Luật Đất đai 2024 vẫn thấy vướng -
Lượng chung cư mới Hà Nội tăng nhưng giá nhà vẫn không giảm -
Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp -
Kiến nghị không cho phép lập dự án dưới hình thức phân lô bán nền tại TP.HCM -
1/3 dự án bất động sản vướng mắc tại TP.HCM liên quan đến tài chính -
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định Luật Đất đai
Theo UBND tỉnh Hải Dương, quyết định số 37/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 12/9/2024 và thay thế quyết định số 12/2022/QĐ-UBND ngày 04/10/2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao, điều kiện hợp thửa đất, điều kiện tách thửa đất, diện tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Theo đó, hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại khu vực đô thị, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường phố, đường trong khu đô thị, khu dân cư có mức tối thiểu là 40 m2 và tối đa là 80 m2. Các vị trí đất còn lại mức tối thiểu là 40 m2 và tối đa là 120 m2.
Tại khu vực nông thôn, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và tại các khu, điểm dân cư quy hoạch mới thì hạn mức giao đất ở cho cá nhân tối thiểu là 40 m2, tối đa là 120 m2. Các vị trí đất còn lại tối thiểu là 60 m2, tối đa là 200 m2.
Thành phố Hải Dương. |
Còn tại khu vực nông thôn miền núi,vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và tại các khu, điểm dân cư quy hoạch mới, hạn mức giao đất ở cho cá nhân tối thiểu là 100 m2 và tối đa là 180 m2. Các vị trí đất còn lại tối thiểu là 150 m2 và tối đa là 300 m2.
Theo quy định, nông thôn miền núi bao gồm các xã thuộc thành phố Chí Linh đảm bảo các tiêu chí là xã miền núi theo quy định của pháp luật.
Đối với hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để sử dụng vào mục đích trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản không quá 1 ha cho mỗi loại đất; mục đích trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất rừng phòng hộ không quá 5 ha cho mỗi loại đất.
Hạn mức giao đất mới cho các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc xây dựng cơ sở tôn giáo không thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không vượt quá 5.000 m2.
Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng do tự khai hoang, không có tranh chấp không quá 1 ha cho mỗi loại đất.
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng do tự khai hoang, không có tranh chấp không quá 5 ha cho mỗi loại đất.
Đối với hạn mức công nhận đất ở, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở được hình thành và sử dụng trước ngày 18/12/1980 trong khu vực đô thị, tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường phố, đường trong khu đô thị, khu dân cư thì hạn mức công nhận 350 m2; các vị trí đất còn lại là 550 m2. Tại khu vực nông thôn, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã là 600 m2; các vị trí đất còn lại là 1.000 m2. Khu vực nông thôn miền núi, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã là 900 m2; các ví trí đất còn lại là 1.500 m2.
Còn trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thửa đất được hình thành và sử dụng từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 thì hạn mức công nhận đất ở được xác định như sau:
Tại khu vực đô thị, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường phố, đường trong khu đô thị, khu dân cư, hạn mức công nhận là 350 m2; các vị trí đất còn lại là 550 m2. Khu vực nông thôn, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã là 500 m2; các vị trí đất còn lại là 900 m2. Còn tại khu vực nông thôn miền núi, những vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã là 800 m2; các vị trí đất còn lại là 1.400 m2.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng của cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, cụ thể: đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không quá 20 ha đối với mỗi loại đất; đất trồng cây lâu năm không quá 100 ha; đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng không quá 150 ha.
Theo quy định, trường hợp diện tích đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở, giấy chứng nhận đã cấp xác định là loại đất nông nghiệp, nay xác định lại là đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành, thì Nhà nước không xem xét giao điều chỉnh, bổ sung thêm diện tích đất nông nghiệp bù cho diện tích đã được công nhận là đất ở.
-
Các dự án bất động sản “bốc hơi” phần quỹ đất 20% -
Đầu tư bất động sản "phục hưng" thời bình thường mới -
“Khẩu vị” của khách thuê đất công nghiệp -
M&A kích thích thị trường bất động sản -
Quảng Ngãi điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 -
Bất động sản hàng hiệu sẽ tiến vào đô thị Việt Nam -
Phân khúc căn hộ tại Hà Nội sẽ tăng tốc mạnh nhất
-
1 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
2 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
3 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
4 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024