
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Dự án 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình) do Công ty CP May Lê Trực làm chủ đầu tư là một trong số các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng từ năm 2015-2016 |
Theo danh sách mà UBND TP Hà Nội vừa công khai, trong 43 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng từ năm 2015-2016 thì quận Hoàn Kiếm đứng đầu danh sách với 8 trường hợp, quận Hai Bà Trưng (7 trường hợp), quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì (5 trường hợp), quận Ba Đình (3 trường hợp). Các quận còn lại đều tồn tại từ 1 đến 2 trường hợp.
Đáng chú ý, trong danh sách này, lần đầu tiên Hà Nội nêu tên một loạt công trình chung cư, cao ốc quy mô lớn dính sai phạm như dự án 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình) do Công ty CP May Lê Trực làm chủ đầu tư; Chung cư 93 Lò Đúc (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng) do Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô làm chủ đầu tư; Dự án nhà ở thấp tầng 108 Nguyễn Trãi do Công ty TNHH MTV Quản lý và PTN Hà Nội làm chủ đầu tư...
Dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh và Dự án công trình hỗn hợp nhà ở và trung tâm thương mại CT5 Tân Triều của Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư cũng xuất hiện trong danh sách này.
Một trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu của Hà Nội là Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội cũng bị nêu đích danh vi phạm tại các công trình xây dựng tại các lô E3, E4, E5 khu đô thị mới Cầu Giấy.
Ngoài các dự án cao ốc trên, trong danh sách còn hàng chục công trình nhà ở riêng lẻ, nhà xưởng, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tồn tại vi phạm trật tự xây dựng mà đến nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.
Theo kế hoạch, đoàn sẽ kiểm tra việc triển khai thực hiện của UBND quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức, Thạch Thất trong việc xử lý 43 trường hợp vi phạm TTXD còn tồn đọng trên. Đồng thời tổ chức làm việc, kiểm tra thực tế tại các công trình xây dựng vi phạm; hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện trong việc xử lý vi phạm.
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn động từ năm 2015 - 2016 trên địa bàn do ông Trần Việt Trung, Phó giám đốc Sở Xây dựng làm Trưởng đoàn.
-
Tránh “bẫy” khi mua bất động sản nhờ ứng dụng công nghệ -
TP.HCM chốt tỷ lệ phần trăm các chi phí, lợi nhuận làm cơ sở định giá đất -
Nguồn hàng được cải thiện, chủ đầu tư tranh thủ mở bán -
Mách nước cho người trẻ mua nhà an toàn -
Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng tháo gỡ vướng mắc trong xây dựng nhà ở xã hội -
Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch -
So kè 2 chung cư mới mở bán tại quận Hà Đông, Hà Nội
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển