
-
Cả nước có 9 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc
-
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới -
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
![]() | ||
TP Hà Nội có thể sẽ phát hành trái phiếu Thủ đô xây dựng nhà ở xã hội. |
Đến nay, trên địa bàn có 60 khu đất, dự án dành để phát triển nhà ở xã hội với khoảng 348,75ha. TP cũng chủ động bố trí 325,78ha đất theo quy hoạch đô thị và nhu cầu phát triển nhà ở xã hội thực tế trên địa bàn với 11 dự án, khu đất dành để xây dựng nhà ở thu nhập thấp; 12 dự án, khu đất dành để xây dựng nhà ở công nhân; 8 dự án nhà ở sinh viên trong khuôn viên đất các trường ĐH, CĐ; 16 dự án nhà ở xã hội được chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại…
Hà Nội hiện có 66 dự án xây dựng nhà ở xã hội đã và đang triển khai với 5.016.977m2 sàn xây mới. Trong đó, có 44 dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, tương đương 37.800 căn hộ; 10 dự án xây dựng nhà ở sinh viên với 362.775m2 sàn xây dựng, đáp ứng cho 39.114 sinh viên; 12 dự án nhà ở công nhân.
Nhưng có không ít công trình phải dừng tiến độ. Ngược lại, một số dự án nhà ở công nhân quy mô lớn đã hoàn thành một phần nhưng chưa có nhiều công nhân thuê ở. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn tài chính.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, để đẩy nhanh tiến độ các dự án, TP Hà Nội có thể sẽ phát hành trái phiếu Thủ đô. Hà Nội cũng đã rà soát các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân, đồng thời yêu cầu các ngành làm việc cụ thể với các khu công nghiệp để nắm bắt nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, thành phố đặc biệt lưu ý triển khai các hạng mục hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của công nhân tại các khu nhà ở. Bởi lẽ, hạ tầng còn thiếu cộng với công tác quản lý, vận hành có vấn đề là lý do khiến nhiều người không mặn mà ở trong các khu nhà này. Những bất cập này cần xử lý dứt điểm.
UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị các cơ quan chức năng đơn giản hóa thủ tục cho vay; cho phép các đối tượng đã ký hợp đồng mua nhà ở xã hội trước ngày 7//2013 được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Đồng thời, sửa đổi Luật Nhà ở bắt đầu từ việc bổ sung chính sách ưu đãi về thuế, tài chính, tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển quỹ nhà ở xã hội.
Ngoài ra, cần hình thành các quỹ tài chính, tín dụng, quỹ tiết kiệm nhà ở giúp người thu nhập thấp có nhiều kênh có thể vay để thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội.
Tú Ân
-
The Emerald Mỹ Đình: Tạo dựng niềm tin bằng cái tâm của người kiến tạo -
Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ Vành đai 3,5 -
ThaiGroup "nhảy" vào nhiều dự án tại hạ lưu sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) -
Người Hà Nội “sốt sình sịch” với căn hộ 3 phòng ngủ chỉ thanh toán 900 triệu đồng cho đến khi nhận nhà -
Đằng sau dự án bất động sản đầu tiên của Nam Tiến Lào Cai tại Nha Trang -
Mở rộng đường Vũ Trọng Phụng, gỡ tắc một loạt dự án chung cư -
Biệt thự song lập nội thành hút khách – tại sao?
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
SERES ra mắt hệ sinh thái An toàn thông minh tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Chery LEPAS ra mắt toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Midea trở thành Đối tác Toàn cầu của các giải đấu cấp câu lạc bộ do AFC tổ chức