-
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất -
Loạt dự án bất động sản được yêu cầu khởi công, hoàn thành trong năm 2025 -
Bất động sản Khánh Hòa hút mạnh dòng tiền
Diễn biến VN-Index phiên ngày 27/8 |
Bước vào phiên giao dịch chiều nay, bên cạnh lực tăng khá tốt từ các cổ phiếu dầu khí, nhóm cổ phiếu đua nhau tăng mạnh giúp VN-Index vươn lên gần chạm ngưỡng 560 điểm. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 15 phút hưng phấn, đà tăng đã hãm lại khiến thị trường xoay quanh mốc điểm 555 điểm.
Đóng cửa, trên sàn HOSE, số mã tăng vẫn chiếm chủ đạo với 155 mã, gấp gần 2,5 lần số mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 9,92 điểm (+1,82%) lên 555,81 điểm. Thanh khoản nhích nhẹ phiên trước với tổng giá trị giao dịch đạt 127,73 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.065,36 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 11,86 triệu đơn vị, trị giá 230 tỷ đồng.
Tương tự, sàn HNX có 132 mã tăng, gấp hơn 2 lần số mã giảm (66 mã), chỉ số HNX-Index tăng 0,56 điểm (+0,73%) lên 77,02 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 63,36 triệu đơn vị, trị giá hơn 564 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 15,9 triệu đơn vị, trị giá 84,26 tỷ đồng. Riêng SHB thỏa thuận 5,45 triệu đơn vị, trị giá 38,12 tỷ đồng và SPI thỏa thuận 7,59 triệu đơn vị, trị giá 20,48 tỷ đồng.
Diễn biến nhóm cổ phiếu dầu khí trên hai sàn khá trái chiều. Trong khi, trên sàn HOSE, các cổ phiếu lớn của ngành duy trì đà tăng tốt như GAS tăng trần, PVD tăng 5,04% và các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn lình xình thì các cổ phiếu lớn bé trong nhóm trên sàn HNX lại suy giảm đáng kể, cụ thể PVC, PVX chỉ còn nhích nhẹ 1-2 bước giá, PVS quay đầu giảm 0,97%.
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, dường như nhà đầu tư đang bàng hoàng chưa lý giải được về sự bứt phá của các mã VCB, MBB, BID, CTG, ACB thì ngay sau đó đà tăng đã giảm lại và nhịp tăng của nhóm chỉ nhích nhẹ so với phiên sáng. Cụ thể, VCB tăng 1,46%; BID tăng 3,67%; ACB tăng 1,09%, trong khi EIB vẫn duy trì mốc tham chiếu, STB và MBB vẫn tăng nhẹ 1-2 bước giá. Đáng chú ý là CTG, sau thông tin về kế hoạch xin NHNN và Thủ tướng Chính phủ xem xét nới room, cổ phiếu này đã tăng mạnh, thậm chí có thời điểm chạm trần. Đóng cửa, CTG tăng 3,74% lên 19.400 đồng/CP và khớp 3,33 triệu đơn vị.
Nếu trong phiên giao dịch trước đó, sắc tím trải rộng bảng điện tử với sự dẫn dắt của các cổ phiếu dầu khí thì ở phiên hôm nay, nhịp tăng khá đồng đều và có vẻ nghiêng về nhóm cổ phiếu đầu cơ, lần lượt các cổ phiếu FLC, HAI, HHS, KLF, VIX… đều tăng trần.
Giao dịch FLC trong phiên chiều kém sôi động bởi thiếu lực cung trong khi dư mua trần chất đống với gần 3,7 triệu đơn vị. Chốt phiên, FLC duy trì mức tăng 6,15% và khớp 14,71 triệu đơn vị. HAI khớp 4,69 triệu đơn vị và dư mua trần 1,62 triệu đơn vị. HHS giao dịch kém sôi động hơn khi chuyển nhượng thành công 652.780 đơn vị và dư mua trần 659.660 đơn vị…. Hay như cổ phiếu bị hạn chế chỉ giao dịch trong phiên chiều là OGC cũng rơi vào tình trạng thiếu cung trầm trọng khi dư mua trần lên đến hơn 8,8 triệu đơn vị trong khi bên bán trống sàn.
Trong khi đó, áp lực bán FIT vẫn khá lớn khiến cổ phiếu này quay về mốc tham chiếu sau phiên tăng trần trước đó. Đóng cửa, FIT đứng giá 10.100 đồng/Cp và khớp 6,42 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, nhịp tăng thị trường chỉ lình xình bởi thiếu sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu lớn, các cổ phiếu bluechip tăng giá chỉ duy trì ở mức nhẹ 1-2 bước giá như ACB, VND, VCG, PVX…
Lực cầu duy trì ở mức cao giúp cổ phiếu đầu cơ KLF giữ vững vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn với 6,92 triệu đơn vị được chuyển nhượng và dư mua trần 3,84 triệu đơn vị. VIX tiếp tục tăng trần và khớp 3,15 triệu đơn vị.
Trong khi ACM vẫn duy trì đà giảm sàn với lượng khớp hơn 1 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 910.000 đơn vị.
Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài đã hãm mạnh đà bán ra, đặc biệt trên sàn HOSE. Tổng cộng trên cả hai sàn, khối này chỉ bán ròng chưa tới 35 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số hơn 200 tỷ đồng của phiên trước đó.
Thị trường tiếp tục mở ra những hy vọng mới ở những phiên tiếp theo khi đà tăng vẫn được duy trì khá mạnh và ổn định, trong khi giao dịch khối ngoại cũng đã tiết giảm mạnh đà bán ra.
-
Năm 2025, Đà Nẵng dự kiến bổ sung nguồn cung hơn 5.200 căn hộ nhà ở xã hội -
Đà Nẵng thông tin tiến độ hoàn thành 4 cụm công nghiệp đang triển khai -
Dòng tiền đầu tư bất động sản chuyển hướng -
Đà Nẵng có bảng giá đất mới, cao nhất hơn 286 triệu/m2; Thái Nguyên sẽ có khu công nghiệp hơn 4.100 tỷ đồng -
Bất động sản năm 2025: Xuống tiền tại Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng? -
Doanh nghiệp "đứng hình" khi nhìn bảng giá đất mới -
16 dự án nhà ở xã hội đã ký hợp đồng tín dụng vay vốn từ gói 120.000 tỷ đồng
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Quỹ phúc lợi xã hội KT&G gửi nhóm sinh viên tình nguyện "SangSang Withus" đến Việt Nam
- Khóa ID kỹ thuật số quốc gia chống lại các trò lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới
- Triển lãm Khám phá công nghệ nông nghiệp trí tuệ thế giới
- Huawei công bố 10 xu hướng hàng đầu của cơ sở trung tâm dữ liệu năm 2025
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng