-
Anara Bình Tiên: 99 biệt thự giới hạn đẳng cấp bên bờ biển Ninh Thuận -
Cát Tường Group nối mạch bền vững bằng dòng sản phẩm Cát Tường An -
Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến Giang -
Nhỉnh 4 tỷ sở hữu căn 3 ngủ tại tòa căn hộ hạng A khu Đông Hà Nội -
“Chọn mặt gửi vàng” tại miền đất mới, nhà đầu tư hưởng lợi nhuận vượt kỳ vọng -
Vị trí hồng tâm nâng tầm giá trị cho Vincom Shophouse Diamond Legacy -
MIK Group chuẩn bị ra mắt 2 tòa căn hộ cao cấp phân khu The Sola Park
Nhiều hộ dân bị ảnh hưởng khi Dự án Lê Phan Resort nhùng nhằng hơn 16 năm qua. |
Gian nan “đòi sổ đỏ”
Năm 2018, sau khi phát hiện Công ty TNHH Chí Thành có sai phạm khi đầu tư các khu đô thị số 6 và 11 (thuộc Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, TX. Điện Bàn), UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thu hồi 185 giấy chứng nhận có ghi nợ tiền sử dụng đất tại hai khu đô thị này. Thế nhưng, sau gần 4 năm, quyết định này vẫn chưa thực hiện được.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, trong văn bản ngày 5/12/2018, Sở đã yêu cầu Công ty TNHH Chí Thành bàn giao các giấy chứng nhận; thực hiện rà soát, xác định phần diện tích đã đầu tư hoàn thiện kết cầu hạ tầng theo từng vị trí cụ thể, tương ứng số tiền sử dụng đất mà Công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ thủ tục, hồ sơ liên quan để làm lại căn cứ xin cấp lại giấy chứng nhận tương ứng diện tích đã nộp tiền sử dụng đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam cũng yêu cầu, trong trường hợp Công ty TNHH Chí Thành không tập hợp đủ 185 giấy chứng nhận hoặc không thể giao nạp thì có báo cáo bằng văn bản. Tuy nhiên, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Nam (đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý vụ việc trên) đã nhiều lần có văn bản “đòi sổ đỏ”, nhưng không nhận được phản hồi và hợp tác của Công ty TNHH Chí Thành.
Được biết, Khu đô thị số 6 được UBND tỉnh Quảng Nam giao đất một lần vào tháng 9/2008 có tổng diện tích 53,8 ha. Vào thời điểm đó, Công ty TNHH Chí Thành công bố khoản tiền đầu tư vào Khu đô thị số 6 là hơn 383 tỷ đồng. Và theo UBND thị xã Điện Bàn kiểm tra năm 2019, đã giải phóng mặt bằng được 43 ha.
Năm 2019, Công ty TNHH Chí Thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên diện tích hơn 26 ha. Tuy nhiên, do Công ty không thực hiện đúng cam kết và các quy định của pháp luật, nên UBND tỉnh quyết định thu hồi một phần diện tích hơn 22,4/53,8 ha (diện tích còn lại sau thu hồi là hơn 31,35 ha). UBND tỉnh đã giao lại phần diện tích thu hồi cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Quảng đầu tư, xây dựng khu đô thị.
Trong khi đó, Khu đô thị số 11 có diện tích gần 13 ha được UBND tỉnh giao đất một lần cho Công ty TNHH Chí Thành.
Theo chính quyền tỉnh Quảng Nam, Công ty TNHH Chí Thành có những sai phạm trong sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Công ty nhiều lần vi phạm các cam kết về tiến độ thực hiện; năng lực tài chính không đảm bảo để tiếp tục triển khai dự án.
Công ty TNHH Chí Thành sau đó đã kiện chính quyền tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, 2 phiên tòa xét xử (Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam và Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng) đều bác yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Chí Thành.
Nhùng nhằng thu hồi dự án
Dự án Lê Phan Resort được UBND tỉnh Quảng Nam giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích 4,3 ha tại phường Cẩm An từ năm 2005. Kể từ đó đến nay, người dân trong vùng dự án phải “sống treo” hơn 16 năm. Ông Nguyễn Huy (khối phố Tân Thịnh, phường Cẩm An) kể, vì sống trong dự án, nên gia đình 10 thành viên nhà ông phải sống chung trong căn nhà cấp 4 tạm bợ, không được sửa chữa, mỗi mùa mưa bão, cả nhà phải đùm túm nhau tìm chỗ trú.
“Năm nào tôi cũng mang đơn đến TP. Hội An, rồi lên tỉnh để xin giải quyết nhưng không được. Bức xúc quá, đầu năm nay, tôi yêu cầu Sở Xây dựng phải có hướng giải quyết, chứ ‘sống treo’ hơn 16 năm sao chịu được. Sau đó, TP. Hội An cũng cấp phép cho gia đình tôi xây nhà. Ở đây, chỉ có mỗi gia đình tôi có giấy phép xây nhà thôi, những nhà khác vẫn mắc kẹt trong dự án này”, ông Huy chia sẻ.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng năm 2008, nhưng Công ty cổ phần Lê Phan Resort không tiến hành các thủ tục để triển khai xây dựng dự án theo quy hoạch chi tiết. Phần lớn diện tích đất dự án đã được giải phóng mặt bằng, chỉ còn vướng mặt bằng 5 hộ dân với diện tích hơn 4.000 m2.
Tháng 7/2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai của Công ty cổ phần Lê Phan Resort. Tuy nhiên, Công ty đã nhiều lần khiếu nại yêu cầu hủy quyết định thu hồi của tỉnh Quảng Nam, sau đó khiếu nại đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, điểm 2, khoản 14, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai quy định: “Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định, chủ đầu tư được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết thu hồi đất của Công ty cổ phần Lê Phan Resort khi chưa hết thời hạn 24 tháng được gia hạn tiến độ sử dụng đất là chưa phù hợp với quy định pháp luật.
Mới đây, ngày 19/7/2021, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã phát đi Thông báo số 282/TB-UBND về việc truyền đạt ý kiến kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh liên quan đến vụ án bà Phạm Thị Nề - Bản án phúc thẩm số 80/2018/HC-PT ngày 31/5/2018 của Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Cụ thể, ông Lê Trí Thanh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc chậm thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh; đồng thời khẩn trương kiểm tra, rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Lê Phan Resort, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của Công ty đối với Nhà nước. Trường hợp không đảm bảo về trình tự, thủ tục, quy định thì phải thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Phạm Thị Nề.
Như vậy, việc thu hồi đất tại Dự án Lê Phan Resort vẫn nhùng nhằng, chưa có hồi kết…
-
Tập đoàn của ông Donald Trump muốn đầu tư tại Hưng Yên; Hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản -
Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng, dự báo bùng nổ trong năm 2025 -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam toan tính cho quý IV/2024 -
Ban hành Nghị định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất -
Bộ Xây dựng: Nhiều chung cư cũ nứt, nghiêng sau bão Yagi -
Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
Sớm hoàn thiện Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
-
1 Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
2 Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
3 Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
4 Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp