-
Thị trường bất động sản Khánh Hòa kỳ vọng vào các dự án lớn
-
Cần Thơ: Giao dịch bất động sản quý I/2025 tăng 68% so với cùng kỳ
-
Hà Nội mở bán nhà xã hội tại quận Hà Đông, giá chỉ từ 479 triệu đồng/căn
-
TP.HCM: Đề xuất Sở Xây dựng tham mưu thủ tục đầu tư dự án nhà ở -
Đất đấu giá tỉnh Hưng Yên bị khách trả nhầm 4,92 tỷ đồng/m2 -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 189.243 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá thuê nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn, có nơi ngang chung cư thương mại
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi vừa đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành quy định riêng về quy trình, thủ tục đầu tư... đối với dự án nhà ở xã hội theo hướng rút gọn, đơn giản hóa thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và triển khai thực hiện dự án.
Đồng thời, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham mưu Chính phủ nghiên cứu cơ chế, ban hành chính sách riêng về việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp theo hướng ưu tiên, bố trí quỹ đất và các thiết chế ở khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là hạ tầng thiết yếu tại khu công nghiệp. Cùng với đó, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải có trách nhiệm đầu tư nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham mưu Chính phủ nghiên cứu cơ chế, ban hành chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được dành một phần quỹ đất trong phạm vi dự án nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 20/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo đó, Nghị định không còn nội dung chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (không sử dụng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công..) được dành 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư (đã được quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ). Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi cũng như kế hoạch đầu tư của các chủ dự án nhà ở xã hội.
Đối với Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp của tỉnh, đa phần các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, do đó các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ nhu cầu của công nhân.
Đồng thời, việc điều tra nhu cầu nhà ở công nhân chưa được các doanh nghiệp quan tâm, phối hợp, nên đã gây rất nhiều khó khăn cho Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trong công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu thực sự của người lao động về nhà ở, để có cơ sở điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng nhà ở cho phù hợp với thực tế.
Quy định về quy trình, thủ tục đầu tư... đối với dự án nhà ở xã hội giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật nhà ở chưa có sự đồng nhất, dẫn đến lúng túng trong quá trình thực hiện.
Trong đó, về mặt pháp lý, tồn tại nghịch lý là nhà ở xã hội nhưng thực hiện chính sách pháp lý tương tự như nhà ở thương mại. Điều này khiến tiến độ thực hiện các dự án kéo dài, thủ tục pháp lý phức tạp hơn, không thu hút các nhà đầu tư, và nhất là nguồn vốn vay hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện những dự án nhà ở xã hội này chưa triển khai được.
Việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội không mang đến lợi nhuận như các hình thức đầu tư nhà ở thương mại, đất nền thương mại (quy định pháp luật khống chế tiêu chuẩn thiết kế, loại nhà ở, mức trần giá bán, cho thuê, cho thuê mua, lợi nhuận định mức, đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội) và chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội hiện nay chủ yếu tập trung vào việc giảm giá thành, nên đối tượng thụ hưởng chính là người mua, thuê, thuê mua. Vì vậy, theo quy luật kinh doanh, việc thu hút các nhà đầu tư tự nguyện bỏ vốn đầu tư nhà ở xã hội là rất khó khăn.
-
Nghệ An giao hơn 54.000 m2 đất thực hiện dự án Khu đô thị ven sông Vinh -
Thành phố Thủy Nguyên sắp có đô thị lễ hội cao cấp -
UBND TP.HCM đề xuất thu hồi hơn 230 ha đất để đầu tư 10 dự án -
Cư dân “trúng độc đắc” nhờ chớp cơ hội kinh doanh chắc thắng tại dự án Vinhomes -
Căn hộ DualKey - bước đột phá của bất động sản biển 2025 -
Giải mã "cơn sốt ngầm" khu đô thị tích hợp: Tín hiệu cho nhà đầu tư -
Quảng Bình cấp chủ trương đầu tư khu nghỉ dưỡng sinh thái trên cát 210 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/4
-
2 Đề xuất bố trí 11.983 tỷ đồng để đầu tư đường Vành đai 4 đoạn qua TP.HCM
-
3 Tư lệnh ngành Xây dựng ra công điện yêu cầu khởi công 5 dự án trong tháng 6/2025
-
4 ADB nhận định về kinh tế Việt Nam sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế
-
5 Nên giữ hay bán bất động sản khi Mỹ áp thuế Việt Nam?
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
NRF 2025 - Triển lãm bán lẻ lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương
-
Tianneng tăng cường nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực pin năng lượng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp