-
Thị trường bất động sản Khánh Hòa kỳ vọng vào các dự án lớn
-
Cần Thơ: Giao dịch bất động sản quý I/2025 tăng 68% so với cùng kỳ
-
Hà Nội mở bán nhà xã hội tại quận Hà Đông, giá chỉ từ 479 triệu đồng/căn
-
TP.HCM: Đề xuất Sở Xây dựng tham mưu thủ tục đầu tư dự án nhà ở -
Đất đấu giá tỉnh Hưng Yên bị khách trả nhầm 4,92 tỷ đồng/m2 -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 189.243 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá thuê nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn, có nơi ngang chung cư thương mại
Để thị trường ngày càng phát triển bền vữn, tôi nghĩ cần phải là nỗ lực chung của tất cả các bên liên quan như cơ quan chức năng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp bất động sản, và người mua nhà.
Về phía chính quyền, cần củng cố và hoàn thiện khung pháp lý, giải quyết các vướng mắc pháp lý hiện tại, loại bỏ các quy định lạc hậu và dỡ bỏ các rào cản về thủ tục hành chính để tạo thêm dư địa cho doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo tính minh bạch, bền vững của thị trường cũng là cần thiết, như cách mà Chính phủ đang làm hiện nay với chính sách kiểm soát tín dụng.
Về phía các nhà phát triển bất động sản, đây là lúc họ phải xem xét lại kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình một cách kỹ lưỡng, từ danh mục dự án, tình hình tài chính, đến hệ thống vận hành… Một nước đi chiến lược mà Gamuda Land tiếp cận là mở rộng danh mục dự án thông qua việc triển khai các dự án quay vòng nhanh (QTP) trong thời gian hiện nay. Các dự án này dự báo sẽ mang lại lợi nhuận trong vòng 05 năm và cho phép tái đầu tư vào các dự án mới khác trong tương lai.
![]() |
Ông Angus Liew, Chủ tịch Công ty Gamuda Land Việt Nam. |
Đối với vấn đề tín dụng, chính sách kiểm soát tín dụng sẽ giúp ổn định giá bất động sản trong dài hạn, từ đó tạo sự tăng trưởng bền vững cho thị trường nhưng đồng thời cũng hạn chế cơ hội tiếp cận vốn của các chủ đầu tư trong nước.
Vì vậy, để tránh tạo ra các nút thắt và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay, các cơ quan chức năng và ngân hàng nên phối hợp với nhau để thiết lập cơ chế thẩm định và ưu tiên các dự án có tính pháp lý tốt và phương án kinh doanh khả thi, tạo điều kiện cho các nhà phát triển đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn để tránh tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung sản phẩm trên thị trường.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải làm sao để những người mua nhà lần đầu tiếp cận được nguồn vốn vay vì họ là những người mua thực sự. Đối với phân khúc này, chính sách tín dụng cần linh hoạt, dễ tiếp cận để giải quyết vấn đề an sinh xã hội.
Đối với các đề xuất cụ thể, đề xuất đầu tiên của tôi là nên nhanh chóng số hóa thủ tục hành chính, chuyển sang trực tuyến một cách toàn diện, như vậy sẽ giúp rút ngắn quy trình đi khá nhiều. Số hóa cũng giúp cho mọi thứ minh bạch hơn, giúp chúng ta theo dõi tình trạng hồ sơ dễ dàng hơn.
Đề xuất tiếp theo là phi chính quy hóa một vài khâu trong việc thực thi thủ tục.
Một ví dụ điển hình ở Malaysia là việc kiểm tra cấp giấy chứng nhận hoàn thiện dự án trước đây là do chính quyền địa phương phụ trách. Nhưng từ năm 2005, việc này đã được luật hóa chuyển giao cho các tổ chức chuyên môn, như các công ty kiến trúc hoặc kỹ thuật xây dựng
Tôi cho rằng đây là biện pháp mà chúng ta có thể áp dụng. Rất nên để cho các tổ chức chuyên môn thực hiện công việc, và nhà chức trách kiểm soát bằng việc thanh kiểm tra ngẫu nhiên. Như vậy thì pháp luật và quy định vẫn được đảm bảo, đồng thời tiết kiệm thời gian hơn cho cả sở ban ngành cũng như các chủ đầu tư.
Vấn đề khác là thủ tục phê duyệt dự án ở Việt Nam thường khá lâu. Từ lúc thu mua quỹ đất đến khi sẵn sàng triển khai dự án là một khoảng thời gian dài. Việc Chính phủ nỗ lực thực hiện biện pháp đấu giá đất là rất tốt. Bởi vì khi cơ quan công quyền đứng ra thực hiện công tác đền bù giải tỏa và sau đó cho đấu thầu, thì các chủ đầu tư có thể bắt tay vào phát triển dự án ngay. Vậy nên Chính phủ nên tiếp tục hoàn thiện cơ chế này, sao cho quá trình đấu thầu diễn ra minh bạch và hiệu quả hơn. Dĩ nhiên là khi sửa luật, sẽ dẫn đến vấn đề một số điều luật mâu thuẫn với nhau, khiến cho thủ tục phê duyệt có thể bị trục trặc, không thể xử lý
Do đó, nếu các bộ ngành có thể xử lý rốt ráo những bất cập này sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong thời gian tới.
Một điều nữa mà tôi muốn đề xuất là chúng ta nên thành lập một tổ tư vấn chuyên biệt có sự tham gia của các chủ đầu tư trong và ngoài nước để cùng Chính phủ tìm ra phương án cải tiến thủ tục phê duyệt dự án.
Tôi nghĩ rằng Gamuda Land có thể giúp sức bằng việc tham gia và chia sẻ những kinh nghiệm ở Malaysia cùng với các doanh nghiệp Singapore và Thái Lan.
Tôi cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang mở ra vô số cơ hội tuyệt vời và vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng vượt trội hơn nữa
Mặt khác, khi mọi công đoạn phát triển dự án được đẩy nhanh và chuẩn chỉnh hơn, thì mặt bằng giá nhà cũng sẽ được kiểm soát ổn định, tao điều kiện thuận lợi cho tất cả người dân đều có thể sở hữu nhà.
-
Thị trường bất động sản: Nhà phố âm thầm hút khách cuối năm -
Có nên kiêng mua nhà trong tháng 7? -
Giải mã sức hút của dự án Scenia Bay Nha Trang -
Các chủ đầu tư BĐS làm gì khi đi đâu cũng thấy “thượng lưu” -
Dự án Hồ Gươm Plaza, Home City Trung Kính, The Pride...: Chung cư giá rẻ, bất cập đi kèm -
Vướng quy hoạch treo, dân TP.HCM lén lút cất nhà -
"Bật mí" công nghệ thi công đẳng cấp tại dự án của Sungroup ở quận VIP Tây Hồ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/4
-
2 Đề xuất bố trí 11.983 tỷ đồng để đầu tư đường Vành đai 4 đoạn qua TP.HCM
-
3 Tư lệnh ngành Xây dựng ra công điện yêu cầu khởi công 5 dự án trong tháng 6/2025
-
4 ADB nhận định về kinh tế Việt Nam sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế
-
5 Nên giữ hay bán bất động sản khi Mỹ áp thuế Việt Nam?
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
NRF 2025 - Triển lãm bán lẻ lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương
-
Tianneng tăng cường nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực pin năng lượng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp