-
Huyện Mê Linh lùi lịch đấu giá 32 thửa đất sang ngày 18/9 -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần -
TP.HCM chưa xử được chủ đầu tư "chây ì" không giao "sổ hồng" cho người mua nhà
Sau đây là các thông tin bất động sản nổi bật trong tuần qua
Tăng mức xử phạt đối với nhóm hành vi sử dụng đất sai mục đích
Chiều ngày 30/8, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến nghe báo cáo, cho ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, chuyên gia…
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: VGP |
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan soạn thảo), Dự thảo Nghị định đã tăng mức xử phạt, bổ sung xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với nhóm hành vi sử dụng đất sai mục đích; hủy hoại đất; lấn đất, chiếm đất; không sử dụng liên tục đất trồng cây hằng năm, lâu năm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng; không tuân thủ các quy định chuyển nhượng quyền sử dụng, cho thuê đất theo Luật Đất đai năm 2024…
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy nhận định, những sai phạm và những hành vi vi phạm về đất đai đang diễn ra hết sức phức tạp và việc xử phạt về những hành vi vi phạm này hiện nay là chưa tương xứng. Vì vậy, việc xây dựng và sớm ban hành Nghị định là hết sức cần thiết với yêu cầu đặt ra là phải có các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm về đất đai.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng nhấn mạnh, Nghị định phải bám sát nguyên tắc, quy phạm được quy định bởi pháp luật đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm bao quát, không để sót hành vi vi phạm, các đối tượng liên quan.
Hà Đông (Hà Nội) dừng đấu giá 27 lô đất
Vào ngày 27/8, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia cho biết sẽ tạm dừng đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội).
Cụ thể, đây là các thửa đất nằm tại khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đồng Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (phường Phú Lương); khu Sau Chùa (phường Yên Nghĩa) và khu Dược (phường Dương Nội).
Bản đồ khu đất đấu giá Sau Chùa (phường Yên Nghĩa). Ảnh: Nhà đầu tư cung cấp |
Công ty cho biết, việc tạm dừng đấu giá được thực hiện theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông. Buổi đấu giá sẽ được tổ chức lại, ngay sau khi công ty nhận quyết định của từ quan chức năng.
Trước đó, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông để tổ chức đấu giá 27 thửa đất trên địa bàn 3 phường, gồm Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội. Các lô đất đấu giá có diện tích từ 48 - 72 m2, giá khởi điểm từ 22 - 32 triệu đồng/m2, khoản tiền đặt trước từ 221 - 436 triệu đồng/thửa.
Theo kế hoạch ban đầu, phiên đấu giá này sẽ được tổ chức vào ngày 7/9/2024. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị hủy. Hiện ban tổ chức vẫn chưa công bố thời gian tổ chức lại phiên đấu giá.
Nguồn tin của Báo Đầu tư cho biết, giới đầu tư có cái nhìn “ưu ái" hơn đối với thị trường bất động sản khu vực quận Hà Đông khi so sánh với huyện Hoài Đức hay Thanh Oai. Mặt bằng giá đất nền, đất đấu giá tại địa phương này cũng cao hơn so với hai huyện ngoại thành trên. Do đó, cột mốc 100 triệu đồng/m2 trong phiên đấu giá sắp tới tại Hà Đông là hoàn toàn có cơ sở để xảy ra.
Đất đấu giá huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cao nhất 60 triệu đồng một m2
Sáng 29/8, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã tiến hành tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 30 thửa đất thuộc khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc và 9 thửa đất thuộc khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc (Phúc Thọ, Hà Nội).
Theo đó, mỗi thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc có diện tích dao động trong khoảng từ 96 đến gần 149m2. Mức giá khởi điểm là 23,4 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc mà người tham gia đấu giá phải nộp sẽ từ 450 - 700 triệu đồng/thửa.
9 thửa đất tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc có diện tích tương đối lớn với gần 235m2. Mức giá khởi điểm của các lô này là 19,8 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc gần 535 triệu đồng/thửa.
Theo đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ, huyện nhận được tổng cộng 650 hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá hợp lệ và có hơn 350 người tới tham gia hoạt động đấu giá trực tiếp.
Kết thúc phiên, toàn bộ 39 lô đất đều đã bán đấu giá thành công. Trong đó, lô cao nhất trúng với giá 60 triệu đồng/m2, gấp 2,6 lần mức khởi điểm. Bên cạnh đó, có nhiều lô trúng với giá 48,8 - 51,8 triệu đồng/m2.
Trong khi phiên đấu giá còn đang diễn ra, trên nhiều hội nhóm về đấu giá đất đã mời chào để sang tay lô đất trúng với giá chênh khoảng 400 triệu đồng, tùy thuộc vị trí và độ quan tâm của nhà đầu tư.
Khu đô thị 35.000 tỷ đồng ở Đông Anh (Hà Nội) cần tìm thêm nhà đầu tư
Trước đó, vào ngày 15/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã đăng tải thông tin, mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất qua mạng đối với khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.
Tuy nhiên, đến hạn nộp hồ sơ, tức ngày 28/6, Sở mới chỉ ghi nhận một nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án. Đây chính là lý do khiến UBND TP. Hà Nội phải có Văn bản số 2711/UBND-ĐT về việc gia hạn thời gian đăng ký thực hiện dự án. Theo đó, hạn nộp hồ sơ sẽ được kéo dài đến 17 giờ, ngày 12/9.
Hiện đơn vị đang “một mình một cõi" trong công cuộc tìm chủ đầu tư là liên danh Tập đoàn Vingroup - CTCP Đầu tư và phát triển thương mại Long Hải, CTCP Đầu tư xây dựng Thái Sơn. Đơn vị này đã đáp ứng các yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án.
Theo phê duyệt, khu đô thị thông minh - sinh thái tại Đông Anh có tổng diện tích nghiên cứu sử dụng đất khoảng 268 ha. Dự án dự kiến cung cấp ra thị trường khoảng 12.833 căn nhà, trong đó gồm 427 căn biệt thự; 1.211 căn liền kề; 7.769 căn hộ chung cư thương mại; 3.426 căn hộ chung cư nhà ở xã hội. Quy mô dân số tại khu đô thị khoảng 38.500 người.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) là khoảng 33.093 tỷ đồng. Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rơi vào khoảng 2.090 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm. Tiến độ thực hiện dự kiến kéo dài từ năm 2023 đến năm 2031.
Giá nhà đất tại TP.HCM vẫn tiếp đà tăng trong thời gian tới
Từ đầu năm đến nay, giá chung cư mới tại TP.HCM liên tục lập đỉnh. Một trong những dự án hiếm hoi được mở bán giai đoạn này là Eaton Park trên đường Mai Chí Thọ (TP. Thủ Đức), do Tập đoàn Gamuda Land làm chủ đầu tư.
Dự án được chào bán đợt đầu tiên ra thị trường với giá từ 130 triệu đồng/m2, nếu tính cả thuế và phí sẽ tăng lên 146 - 155 triệu đồng/m2. Dù tăng cao hơn so với mặt bằng chung khu vực, nhưng đợt mở bán đầu tiên đã ghi nhận tỷ lệ hấp thụ gần 90% rổ hàng.
Tương tự, tại Dự án Metropole Thủ Thiêm, nếu như giai đoạn I được chủ đầu tư mở bán với giá khoảng 160 triệu đồng/m2, thì giai đoạn II được chào bán với giá 250 triệu đồng/m2.
Trong báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng ghi nhận giá căn hộ chung cư tăng trung bình khoảng 5 - 6,5% trong quý II/2024 và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá bán chung cư tăng không chỉ ở những dự án mới mở bán, mà còn ở nhiều căn hộ cũ, đã sử dụng nhiều năm.
Những dự án có giá thứ cấp tăng mạnh tại TP.HCM có thể kể đến như dự án căn hộ chung cư City Garden (quận Bình Thạnh) rao bán trung bình 85 triệu đồng/m2, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái; dự án Antonia (quận 7) và Masteri Thảo Điền (TP. Thủ Đức) lần lượt tăng 11% và 10%. Bộ Xây dựng cũng cho rằng, giá căn hộ chung cư tại TP.HCM có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung dự án mới triển khai ra thị trường khan hiếm.
Một số địa phương lân cận cũng ghi nhận giá tăng đều đặn từ đầu năm đến nay. Tại Bình Dương, nếu như cách đây 2 năm, mức giá công bố chỉ dao động 20 - 30 triệu đồng/m2, thì gần đây tăng lên 45 - 50 triệu đồng/m2.
Chẳng hạn, dự án căn hộ Sycamore tại Thành phố mới Bình Dương, do Capital Land làm chủ đầu tư, có mức giá trung bình dự kiến khoảng 50 triệu đồng/m2. Hay dự án căn hộ Uni Complex tại TP. Thủ Dầu Một, do Công ty TDC làm chủ đầu tư, dù chưa công bố chính thức, song giá cũng dự kiến quanh mức này.
Ngoài hai dự án trên, những dự án được công bố trước đó như Phú Đông Sky One; giai đoạn II, dự án Astral City; Picity Sky Park… đều có mức giá trung bình 35 - 45 triệu đồng/m2.
TP.HCM có thêm một dự án nhà ở xã hội 1.500 căn
Vào ngày 29/8, Công ty TNHH TM Xây dựng Lê Thành đã tổ chức lễ động thổ dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên. Dự án nằm trên đường Nguyễn Cửu Phú, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.
Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên. |
Khu nhà ở xã hội này bao gồm 4 tòa chung cư cao 18 tầng và 2 tòa thương mại dịch vụ. Tổng số căn hộ mà dự án này cung cấp ra thị trường là 1.445 căn. Trong đó, đa phần là các căn 1 - 2 phòng ngủ với diện tích 45 - 50m2.
Đáng chú ý, các căn hộ tại dự án đều được cho thuê 49 năm, tức người mua sẽ trả trước một khoản, sau đó trả góp trong 100 tháng.
Trước lễ động thổ, dự án đã mất 5 năm để hoàn thiện pháp lý. Dự kiến đến năm 2026, khu nhà ở xã hội này sẽ được hoàn thành.
Theo ông Phạm Minh Mẫn, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, đến năm 2030, thành phố sẽ đầu tư xây dựng 69.700 - 93.000 căn nhà ở xã hội. Hiện thành phố đang có 4 dự án đang triển khai, dự án Lê Thành Tân Kiên là dự án thứ 5, sau 4 dự án đã hoàn thành.
-
Hà Nội: Cơ hội chuyển mình từ tái thiết 9 công trình sắp di dời -
NovaGroup đề xuất phát triển đô thị sinh thái, thông minh tại Thái Bình -
Các kiến trúc sư vang danh thế giới và những công trình mang tính biểu tượng -
Khoa học phong thuỷ đậm nét trong thiết kế từng căn hộ của Văn Phú - Invest -
Five Star Group tìm kiếm biểu tượng công trình mới cho TP. Vũng Tàu -
“Đón bình minh” là kiến trúc được Quảng Trị chọn cho công trình cầu Thạch Hãn 1 -
BCI Asia vinh danh 10 Chủ đầu tư và 10 Công ty Kiến trúc hàng đầu Việt Nam
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang