
-
Cả nước có 9 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc
-
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới -
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Thị trường địa ốc: Niềm vui không chia đều |
![]() | Thị trường địa ốc ngày càng hấp dẫn |
![]() | Bất động sản Hà Nội: Hết thời “kho mặn, ăn dè” |
Phát biểu tại Hội thảo về nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS), do Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức mới đây, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS sẽ tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư và người dân, góp phần cải thiện mạnh mẽ niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với môi trường đầu tư, tạo thế cân bằng minh bạch cho thị trường nhà ở và BĐS.
![]() | ||
Thị trường bất động sản đón những tín hiệu mới và tích cực từ sự thay đổi của hệ thống pháp luật. |
“Các chính sách mới này khi đưa vào cuộc sống sẽ giúp thị trường nhà ở trở nên hấp dẫn hơn, mở ra cơ hội thuận lợi hơn cho cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam có nhu cầu mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam”, ông Nam nói.
Theo Bộ Xây dựng, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung 8 nội dung so với Luật ra đời năm 2006.
Một trong những thay đổi quan trọng là, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) quy định việc đầu tư xây dựng các dự án BĐS để kinh doanh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và phải theo kế hoạch thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (luật hiện hành không có yêu cầu này, dẫn đến tình trạng “người người kinh doanh BĐS, nhà nhà kinh doanh BĐS” và cuối cùng là cung vượt cầu).
Để đảm bảo tính khả thi của dự án, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định ít nhất 20 tỷ đồng và phải ký quỹ trước khi thực hiện dự án (luật hiện hành chỉ yêu cầu doanh nghiệp có vốn pháp định ở mức 6 tỷ đồng).
Đối với việc mở rộng phạm vi kinh doanh BĐS cho người nước ngoài, theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cho phép doanh nghiệp nước ngoài được tham gia gần như tương đương với doanh nghiệp trong nước.
Khác với luật hiện hành chỉ cho phép chuyển đổi toàn bộ dự án, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng công năng.
Đối với nhà ở hình thành trong tương lai, ngoài các quy định chi tiết về điều kiện để được bán hàng, quy định về thanh toán, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người mua nhà và loại bỏ bớt các chủ đầu tư kém năng lực, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) yêu cầu các chủ đầu tư phải được bảo lãnh bởi ngân hàng thương mại đủ năng lực.
Trong khi Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) mở rộng phạm vi kinh doanh BĐS cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thì Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng mở rất rộng quyền cho tổ chức và cá nhân người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, từ ngày 1/7/2015, có 3 nhóm đối tượng được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam gồm: tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Ông Khởi cũng cho biết, theo luật mới, người nước ngoài có quyền thuê và sở hữu tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư hoặc tối đa 250 biệt thự/nhà liền kề trên một đơn vị hành chính tương đương một phường, không phân biệt vị trí cũng như quốc tịch.
Đối với trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Bộ Xây dựng đang tích cực hoàn tất các văn bản hướng dẫn để sớm đưa Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đi vào thực tiễn cuộc sống.
Bích Ngọc
-
Chính thức khai thác nhánh phía Tây cao tốc Bến Lức - Long Thành, Waterpoint rộng lối kết nối
-
Đầu tư “3 trong 1”, tối ưu hóa lợi nhuận tại The Komorebi
-
LUMIÈRE Midtown - Siêu phẩm cao tầng tại tâm điểm The Global City chuẩn bị ra mắt
-
Nhà đầu tư đề xuất xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội ở Quảng Ngãi
-
Cleveland Clinic phá vỡ tiền lệ, xây dựng “từ vạch xuất phát” một bệnh viện quốc tế tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam -
Bùng nổ lễ ra quân dự án căn hộ thương mại đầu tiên tại Yên Bình Complex -
Cần Thơ vào mùa “săn” nhà - Làn sóng mới từ người mua ở thực -
Sự thật về việc “biểu tượng y tế toàn cầu” sắp có mặt tại siêu dự án đô thị biển Cần Giờ -
Quảng Ngãi trình 3 khu đất 210 ha đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư -
Nghệ An: Chủ tịch Lê Hồng Vinh làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển nhà ở xã hội -
Niêm yết trên sàn quốc tế, SOHO tiếp tục khẳng định giá trị thương mại bền vững
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
SERES ra mắt hệ sinh thái An toàn thông minh tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Chery LEPAS ra mắt toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500