
-
Thị trường bất động sản khởi động loạt thương vụ M&A “bom tấn”
-
Tạm “khóa” chuyển mục đích, giá đất tại “thủ phủ” phân lô vẫn “dựng đứng”
-
Bỏ khung giá đất có tác động đến giá nhà?
-
Hải Phòng dành 433,19 ha đất phát triển dự án nhà ở xã hội trong năm 2022 -
TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá bất động sản có thể giảm tới 30% trong năm tới, nhưng sẽ phục hồi nhanh -
Khách hàng Hà Nội hào hứng tới dự lễ ra mắt dự án Centa Riverside Từ Sơn -
Cần cơ quan độc lập quản lý giá đất
Bài toán căn cơ Xây dựng nhà ở thương mại có giá bán khoảng 20 triệu đồng không quá khó khăn, song để thực hiện được điều này, ngoài điều kiện cần là nhu cầu của người dân, thì phải kèm theo điều kiện đủ là chính sách ưu đãi.
![]() |
Bộ Xây dựng đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp. |
Liên tục trong nhiều năm qua, các đề xuất về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp, nhằm phù hợp với khả năng tài chính của người có thu nhập trung bình và thấp đã được đưa ra bàn luận rất nhiều, song đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ Xây dựng đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để bán với tiêu chuẩn thiết kế căn hộ khép kín, diện tích sử dụng dưới 70 m2, có giá bán không quá 20 triệu đồng/m2, tối đa một căn hộ được bán với giá không vượt quá 1,5 tỷ đồng (bao gồm cả VAT). Dự thảo sẽ được Bộ Xây dựng trình Chính phủ thông qua trong quý III tới.
Theo đó, nghị quyết này sẽ đưa ra nhiều nhóm cơ chế chính sách ưu đãi, tập trung giúp hạ giá thành dự án bằng nhiều giải pháp. Chẳng hạn, Nhà nước sẽ giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án. Trường hợp chủ đầu tư dự án đã có quyền sử dụng đất (đã trả tiền sử dụng đất theo quy định) thì sẽ được hoàn trả 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại địa phương sau khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, thẩm định. Đồng thời, chủ đầu tư sẽ được vay lãi suất ưu đãi, với mức lãi suất có thể ở mức 7 - 8%/năm, được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Các dự án nhà ở giá thấp được miễn thủ tục thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rút ngắn thủ tục lựa chọn chủ đầu tư để sớm triển khai các dự án nhà ở thương mại giá thấp.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM rất tán thành với Dự thảo của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, ông Châu cho rằng, về giá bán căn hộ nên nâng mức giá trần tại các đô thị loại I lên 25 triệu đồng/m2.
Về ưu đãi thuế, Nhà nước nên xem xét cho thực hiện thí điểm chính sách ưu đãi thuế. Đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê (100% căn hộ dùng để cho thuê) được giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhìn nhận dưới góc độ của doanh nghiệp, ông Ngô Đức Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty DRH Holdings cho rằng, những chính sách mới mà Bộ Xây dựng đề xuất rất tốt và sẽ giúp nhiều người thu nhập thấp sở hữu được nhà. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được cũng sẽ gặp không ít gian nan.
“Trước kia chính sách nhà ở xã hội cũng tương đồng chính sách này. Chính sách thì rất hay, nhưng sau một thời gian thi hành có nhiều điểm bất cập như thủ tục giao đất phức tạp, phát sinh vấn đề về mua, bán suất nhà ở xã hội... Như vậy, giữa chính sách và thực tiễn sẽ có độ vênh nhất định. Điều quan trọng là sự quyết liệt của Nhà nước trong quản lý, không để xảy ra những bất cập làm méo mó chính sách”, ông Sơn nói.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, có 4 yếu tố cấu thành nên giá bán bất động sản là chi phí đất, chi phí xây dựng, chi phí tài chính và kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, nếu giá bán 20 triệu đồng/m2 thỏa mãn được 4 yếu tố này doanh nghiệp nào cũng muốn làm. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, các yếu tố cấu thành nên giá bán ra thị trường có sự khác nhau và biến động lớn ở từng địa phương, đặc biệt là 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
"Dự thảo này rất hay. Song điều các doanh nghiệp mong muốn là vấn đề thi hành phải nghiêm túc. Quỹ đất sẵn sàng và thời gian hoàn tất thủ tục đầu tư phải được rút ngắn”, ông Phúc nhấn mạnh.

-
Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, khách sạn Paris ở Nha Trang bị đình chỉ hoạt động -
Quảng Ngãi dành hơn 6.100 ha đất triển khai Dự án nhà ở thương mại, khu đô thị -
Phát triển đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM: Động lực cho phát triển kinh tế -
Đồng Hới: Sức hút của BĐS trên cung đường biển Võ Nguyên Giáp -
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng 25.000 căn nhà ở xã hội -
Giải mã sức hút của Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire tại thị trường phía Nam -
HOREA: Đề nghị Chính phủ xem xét áp dụng phương pháp sớm điều chỉnh biến động giá đất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/8
-
2 Góc nhìn TTCK tuần 15-19/8: Xu hướng ngắn hạn vẫn tích cực, cơ hội để mua cổ phiếu
-
3 Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn trị giá 5,1 tỷ USD sắp về đích
-
4 Nhiệt điện Vũng Áng 1: Hoạt động 7 năm vẫn chưa thể quyết toán
-
5 Trung Quốc đã nhập 30 tỷ USD hàng hóa từ các nhà cung ứng Việt Nam
-
Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa bị tuyên y án sơ thẩm
-
Đề xuất kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, không phép tại Lâm Đồng
-
Lâm Đồng “sờ gáy” 22 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
-
Rừng phòng hộ, sao lại giao doanh nghiệp làm dự án trên đảo Trí Nguyên?
-
Bánh Trung thu "hương vị tuổi thơ" là lựa chọn hàng đầu để doanh nghiệp mua biếu tặng
-
Tập đoàn Giáo dục IGC gia nhập cộng đồng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2022"
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á
-
Bitexco “bắt tay” hệ thống giáo dục Dwight phát triển Trường liên cấp quốc tế Dwight Hà Nội