Sự lên ngôi của truyền thông online và mạng xã hội trao cho người tiêu dùng một quyền lực phát ngôn mà họ chưa từng có trước đây. Và công chúng đang sử dụng quyền lực đó ngày một nhiều hơn để phản ánh những vấn đề mà họ gặp phải với thương hiệu. Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để quản lý nguy cơ khủng hoảng truyền thông luôn tiềm ẩn hàng ngày này?
Mạng xã hội Việt Nam đang phát triển rất nhanh, với 34 triệu tài khoản facebook, chiếm gần 1/3 dân số. Đây là cơ hội xây dựng hình ảnh rất tốt nhưng cũng tạo ra vô số cuộc khủng hoảng "chết người" đối với doanh nghiệp.
Theo lý thuyết được chia sẻ, 48h là “thời điểm vàng” để xử lý và kiểm soát khủng hoảng. Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội, bạn có thể không có nhiều thời gian đến như vậy.
Khủng hoảng truyền thông xảy ra thường không báo trước. Nó có thể bắt đầu bằng từ những tin đồn, đánh giá tiêu cực, phàn nàn của khách hàng hoặc cáo buộc vô căn cứ. Nếu không có cách xử lý kịp thời hoặc đưa ra giải pháp xử lý không hợp lý, thương hiệu của một sản phẩm hay doanh nghiệp có thể nhanh chóng bị ảnh hưởng và trong trường hợp xấu hơn là rơi vào thảm họa. Chúng ta cùng nhìn lại những cuộc khủng hoảng của một số thương hiệu lớn và cách họ giải quyết những khủng hoảng đó.
Có người đã ví von giờ đầu tiên khi xảy ra khủng hoảng là “Giờ vàng”. Nhận định này phản ánh đúng bản chất của việc xử lý khủng hoảng vì đây là thời gian nhóm xử lý khủng hoảng phải đưa ra những quyết định quan trọng và các hành động để phản ứng với khủng hoảng. Đây cũng chính là thời điểm có yếu tố quyết định một công ty hoặc tổ chức có thể xử lý hiệu quả khủng hoảng thành công hay không.