Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
ABB và hành trình cùng Việt Nam kiến tạo tương lai
Phương Thu - 27/06/2018 20:49
 
Có mặt tại Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, có thể nói, hành trình một phần tư thế kỷ phát triển của ABB gắn liền với hành trình kiến tạo tương lai của Việt Nam.

Việt Nam bắt đầu mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ cuối năm 1987, nhưng làn sóng đầu tư đầu tiên chỉ thực sự đến từ năm 1991. Và ABB, “người khổng lồ” có truyền thống 130 tuổi (ABB, một tập đoàn của Thụy Sỹ, được thành lập vào năm 1988, nhưng dựa trên sự sáp nhập của hai công ty là ASEA - 1883 và Brown, Boveri & Cie - 1891), là một phần quan trọng của làn sóng đó.

 ABB đã trở thành người tiên phong, dẫn đầu ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng và tự động hóa
ABB đã trở thành người tiên phong, dẫn đầu ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng và tự động hóa

Năm 1994, ngay sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ, ABB đã cùng với một số tập đoàn lớn khác trên toàn cầu đến đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Ban đầu chỉ là để thăm dò thị trường, nhưng rồi ngay sau đó, ABB đã nhanh chóng thành lập công ty liên doanh chuyên sản xuất máy biến áp, thể hiện cam kết tại Việt Nam và tầm nhìn xa cho tương lai.

Đến năm 2002, ABB đã chính thức chuyển sang mô hình mới - doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau khi có văn phòng đại diện tại cả ba miền.

Dấu mốc quan trọng trong sự hình thành và phát triển tại thị trường Việt Nam là vào năm 1997, ABB đã đầu tư dây chuyền sản xuất thứ hai, với sản phẩm chính là máy biến áp truyền tải. Hơn 10 năm sau, năm 2008, ABB tiếp tục xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị điện cao thế và trung thế tại Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh), đến tháng 3/2010 bắt đầu đi vào hoạt động. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 87.000 m2, có vốn đầu tư 30 triệu USD, lớn nhất của ABB tại Việt Nam vào thời điểm đó.

Có lẽ, không nhiều người biết, vào thời điểm năm 1993, nền kinh tế Việt Nam mới chỉ vừa trải qua giai đoạn khó khăn, sau khi công cuộc Đổi mới được khởi xướng và bắt đầu thực hiện vào năm 1986. Nhìn lại 1/4 thế kỷ đầu tư và kinh doanh tại thị trường Việt Nam, tất cả những lãnh đạo của ABB đều thừa nhận rằng, đó là quyết định đúng đắn nhất. ABB đã trở thành người tiên phong, dẫn đầu ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng và tự động hóa, thậm chí còn là nhà đầu tư nước ngoài duy nhất từ khối EU sản xuất máy biến áp truyền tải và phân phối tại Việt Nam cho đến thời điểm này.

Không chỉ sản xuất phục vụ riêng cho nhu cầu của thị trường Việt Nam, ABB đã từng bước xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. Từ năm 2005, ABB đã bắt đầu xuất khẩu máy biến áp ra thị trường toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà máy của ABB tại Việt Nam đang phục vụ khách hàng tại hơn 60 nước trên thế giới. 

Kiến tạo tương lai

ABB đã giành được những thành tựu quan trọng sau 25 năm hoạt động tại Việt Nam và thật đúng khi nói rằng, 25 xây dựng và trưởng thành đó của ABB cũng chính là quá trình mà ABB đồng hành với Việt Nam để kiến tạo tương lai.

Trong 25 năm xây dựng và trưởng thành, ABB đã giành được những thành tựu quan trọng, đây cũng là quá trình mà ABB đồng hành với Việt Nam để kiến tạo tương lai.

Thừa hưởng các nền tảng công nghệ, là tập đoàn hàng đầu về công nghệ trong lĩnh vực thiết bị điện trung và hạ thế, robot và truyền động, tự động hóa công nghiệp, thiết bị và hệ thống điện, phục vụ khách hàng trong các ngành điện, nước, các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng trên toàn cầu, ABB Việt Nam đã tham gia vào hàng loạt dự án quan trọng như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ (1996), các trạm biến áp 500/220/100kV trong hệ thống lưới điện của quốc gia, đường hầm Hải Vân - đường hầm dài nhất Đông Nam Á... ABB còn tham gia cung cấp hệ thống điện và tự động hóa cho nhiều nhà máy, công trình công nghiệp quan trọng của đất nước như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Dự án mỏ Núi Pháo, Nhà máy Xi măng Sông Gianh, Nhà máy Xi măng Cẩm Phả và các nhà máy khác trong ngành thép, giấy, hóa chất, thực phẩm và đồ uống… Rõ ràng, sự có mặt của ABB đã góp phần quan trọng làm nên thành công của các dự án trọng điểm này.

Chịu trách nhiệm về quản lý và triển khai chiến lược “Tầm cao mới” của Tập đoàn ABB, đồng thời bảo đảm việc tối ưu hóa mô hình hoạt động của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam, TS. Brian Hull, Tổng giám đốc ABB Việt Nam tự tin chia sẻ, những điểm nổi bật bao gồm công nghệ tự động hóa và giải pháp robot của ABB sẽ giúp các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam nâng cao hiệu quả và năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

“Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và là điểm đến của các ngành sản xuất, chúng tôi mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các giải pháp dành cho các nhà đầu tư để giúp họ hiện thực hóa dự án một cách dễ dàng hơn”, ông Brian Hull cho hay.

Bên cạnh đó, là một nước đang phát triển, Việt Nam đang phải đối mặt với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng với nhu cầu hạ tầng, năng lượng sạch và nguồn nước, dịch vụ chăm sóc y tế và các vấn đề về môi trường, phát triển các đô thị bền vững… cũng như các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 

“Các giải pháp công nghệ tự động hóa tiên tiến sẽ đóng vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề này, ABB cam kết sẽ đồng hành với Chính phủ, khách hàng để cùng viết lên tương lai thịnh vượng”, ông Brian Hull khẳng định.

Hàng năm, Tập đoàn ABB chi hàng tỷ USD để nghiên cứu, phát triển các công nghệ, sản phẩm mới, cũng như đang nỗ lực để kiến tạo tương lai số hóa của các ngành công nghiệp. Sẽ có các dòng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ được ABB cung cấp và áp dụng cho tương lai số hóa của rất nhiều ngành công nghiệp Việt Nam.

Đào tạo và phát triển một thế hệ kỹ sư 

Trong hành trình của mình, ABB Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với hàng loạt trường đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam như Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng…

Dự án chương trình đào tạo 5 năm đã mang tới cho sinh viên những kiến thức công nghệ mới nhất, mang trải nghiệm và quy trình thực tế vào môi trường học tập. Ông Nguyễn Minh Tâm, Trưởng khoa Kỹ thuật điện và điện tử, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết: “Mục tiêu của trường chúng tôi là xây dựng đội ngũ kỹ sư qua thực hành, những người có thể thích ứng với những thách thức thực tế ngay khi họ bắt đầu làm việc. Để thực hiện điều này, cần những đối tác tận tâm như ABB. Chúng tôi rất biết ơn ABB vì đóng góp quan trọng này".

Bên cạnh việc đầu tư công nghệ vào trường học, ABB cũng thực hiện các chương trình để khuyến khích phát triển sinh viên tài năng. Quỹ học bổng JDF (Jürgen Dormann Foundation) của ABB hợp tác với Trường đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu từ năm 2010. Từ đó đến nay, Quỹ liên tục trao học bổng hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt cho tới lúc tốt nghiệp, đồng thời tặng máy tính để các em có điều kiện theo đuổi đam mê dành cho công nghệ. 

Hay như Chương trình GEP (Graduate Engineering Program) của ABB tuyển dụng kỹ sư giỏi mới ra trường, tạo cơ hội cho họ làm việc trong môi trường thực tế tại ABB Việt Nam và cơ hội thực hành, làm việc tại ABB ở các nước khác trong khu vực.

ABB chi 2,6 tỷ USD thâu tóm mảng giải pháp công nghiệp của General Electric
Tập đoàn đa quốc gia ABB vừa nhất trí mua lại mảng giải pháp công nghiệp của General Electric với giá 2,6 tỷ USD.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư