
-
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025
-
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD -
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư -
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì
Nguồn cung gia tăng trong giai đoạn 2024 - 2026
Theo báo cáo của Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL), đến cuối năm 2024, tổng nguồn cung bất động sản công nghiệp trọng điểm dự kiến đạt 1,4 triệu m2, gấp 1,3 lần nguồn cung năm 2023. Theo đó, miền Bắc dự kiến chào đón nguồn cung bất động sản công nghiệp và hậu cần mới lên tới 322.000 m2. Trước đó, JLL cũng đưa ra dự báo, năm 2024 phía Bắc sẽ có thêm 700.000 m2 nhà xưởng xây sẵn, đưa tổng nguồn cung tăng gấp 1,6 lần so với 2023.
Theo báo cáo trên, diện tích lấp đầy tăng trưởng tích cực so với năm 2023. Trước đó, 6 tháng đầu năm 2023 bất động sản công nghiệp rơi vào giai đoạn ảm đạm, sau đó dần tăng trưởng ổn định trong 6 tháng cuối năm.
Hơn 25.000 m2 nhà xưởng xây sẵn tại KCN Phước Đông (Tây Ninh) cung cấp ra thị trường trong quý I/2024 |
Ở miền Nam, theo Cushman & Wakefield, với việc điều chỉnh, công bố và phê duyệt Quy hoạch tổng thể tỉnh (giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050), nguồn cung mới đất khu công nghiệp sẽ không ngừng gia tăng trong giai đoạn 2024 - 2026 và dự báo sẽ vào khoảng 6.100 ha, giải quyết được tình trạng hạn chế về quỹ đất công nghiệp.
Thị trường nhà xưởng xây sẵn sẽ đón nguồn cung vào khoảng 2,2 triệu m2 trong giai đoạn này. Nhu cầu thuê xưởng trong tương lai sẽ được duy trì bởi cả các công ty sản xuất lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo sau làn sóng FDI sản xuất đổ vào Việt Nam.
Còn với thị trường nhà kho xây sẵn, dự kiến sẽ có khoảng 1,4 triệu m2 gia nhập thị trường. Bên cạnh các nhà bán lẻ, các đơn vị hậu cần bên thứ ba và thương mại điện tử, nhu cầu về kho bãi còn có sự tham gia của các nhà sản xuất và nhà phân phối.
Triển vọng từ doanh nghiệp có quỹ đất công nghiệp lớn
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến 20/2/2024, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023. Theo phân tích và đánh giá của các chuyên gia, nguồn vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024 và đạt được những con số ấn tượng. Đi cùng với đó là nhu cầu thuê nhà xưởng, đất tại các khu công nghiệp sẽ tăng cao.
Theo CBRE, năm 2023, các khu công nghiệp khu vực phía Bắc ghi nhận tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 81%, trong khi khu vực phía Nam đạt 92%. Hiện nay quy hoạch đất công nghiệp tại 1 số địa phương đang gặp vướng mắc do các vấn đề về định giá đất, chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất khu công nghiệp và tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này tạo cơ hội đặc biệt cho các khu công nghiệp đã có sẵn quỹ đất cho thuê lớn. Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội thị trường để phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình khi nguồn cung còn hạn chế.
![]() |
Sài Gòn VRG sở hữu lợi thế phát triển lớn với quỹ đất công nghiệp sạch hàng ngàn hecta. Ảnh: KCN Lộc An Bình Sơn (Long Thành) |
Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP) là 1 trong số ít những doanh nghiệp hiện nay sở hữu quỹ đất công nghiệp sạch lên đến hàng ngàn hecta. Theo ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Sài Gòn VRG, hiện nay Công ty còn quỹ đất sạch hơn 1.200 ha, trong đó có hơn 600 ha đất công nghiệp đã có chủ trương đầu tư.
“Ban lãnh đạo Công ty đánh giá, với quỹ đất này Công ty đảm bảo phát triển bền vững trong 3 - 5 năm tới”, ông Hùng nhận định.
Công ty CPĐT Sài Gòn VRG hiện đang phát triển và quản lý 4 KCN tại các khu vực trọng điểm ở TP.HCM, Tây Ninh, và Đồng Nai, bao gồm KCN Lê Minh Xuân 3, KCN Đông Nam, KCN Phước Đông và KCN Lộc An – Bình Sơn.
Sở hữu lợi thế lớn về quỹ đất, các KCN thuộc quản lý của Sài Gòn VRG được đầu tư hạ tầng công nghiệp toàn diện, hiện đại, công suất lớn đảm bảo đáp ứng được tối đa nhu cầu của các nhà đầu tư. Các KCN đa dạng hóa sản phẩm cho thuê gồm kho xưởng xây sẵn, kho xưởng xây theo yêu cầu để phù hợp chi phí, đáp ứng nhu cầu thực của nhiều doanh nghiệp.
Tính đến cuối năm 2023, 4 KCN của Sài Gòn VRG đã thu hút được hơn 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 8 tỷ USD. Trước tình hình phát triển khả quan của bất động sản công nghiệp và với lợi thế về quỹ đất cho thuê lớn, dự đoán 2024 doanh nghiệp sẽ tăng trưởng ổn định, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam.
-
Chung cư nội đô tăng giá "phi mã", nhà đầu tư "bẻ lái" sang bất động sản ven đô -
Eastern Era và mục tiêu phát triển bất động sản bền vững -
Hàng nghìn tỷ đồng đổ vào hạ tầng, bất động sản khu Đông TP.HCM trở thành bức tranh “sáng” -
Hà Nội duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An -
Bốn lý do khiến Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort chiếm trọn sự chú ý của giới đầu tư -
Dòng chuyển cư, đầu tư vào The Beverly Solari tăng tốc khi Công viên Grand Park chuẩn bị mở cửa -
Rao bán tòa nhà Continental Tower mặt đường Hàm Nghi giá hơn 2.000 tỷ đồng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000