-
Bất động sản năm 2025: Xuống tiền tại Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng? -
16 dự án nhà ở xã hội đã ký hợp đồng tín dụng vay vốn từ gói 120.000 tỷ đồng -
Mùa Tết, doanh nghiệp địa ốc mạnh tay kích cầu -
Giải cứu các khu đô thị bỏ hoang - những “kho chứa tài sản chết” -
Tổng giao dịch bất động sản năm 2024 ở Khánh Hòa đạt hơn 46.685 tỷ đồng -
Thị trường bất động sản 2025 sẽ “trưởng thành” hơn -
Phân khúc căn hộ chung cư “khuấy đảo” thị trường Đà Nẵng
Khó thương lượng
Khâu đền bù, giải phóng mặt bằng từ lâu vẫn là một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp bất động sản. Theo ông Trần Hiền Phương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần SeaHoldings, Luật Đất đai hiện hành cho phép áp dụng hai cơ chế thu hồi đất: Nhà nước thu hồi đất hoặc tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất. Cơ chế là vậy, nhưng thực tế, khâu giải phóng mặt bằng đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.
Với các dự án nhà ở thương mại, việc giải phóng mặt bằng hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất. Đây là cơ chế được cho là hợp lòng dân, để việc đền bù sát giá thị trường.
Mặc dù mức bồi thường, hỗ trợ đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và địa phương, nhưng không ít hộ dân đòi hỏi vượt quá mức quy định chung. Khi chủ đầu tư không đồng ý thì họ không chịu di dời, gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của cả chủ đầu tư và những hộ dân khác.
“Các khoản đầu tư đã đổ vào dự án không phải là con số nhỏ, có khi lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Vì vậy, việc chậm giải phóng mặt bằng sẽ gây thất thoát lớn cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí, đồng nghĩa với việc tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh và mất cơ hội đón thời điểm thuận lợi của thị trường”, ông Phương nói.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hầu hết các nhà đầu tư đều mong muốn được tiếp cận nguồn lực đất đai thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Bởi trong 10 năm trở lại đây, nhà đầu tư ngày càng khó thương lượng với người dân để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhất là đối với các phần diện tích đất còn lại cuối cùng trong khu vực dự án.
“Một dự án bất động sản cao cấp hơn 7 ha tại TP. Thủ Đức chỉ vướng 2% diện tích do chủ đất gây khó không thể đền bù đã phải nằm bất động tới 9 năm mới thỏa thuận bồi thường được với giá rất cao”, ông Châu dẫn chứng.
Tương tự, Dự án Khu đô thị mới Bình Trưng Đông - Cát Lái, quy mô 254 ha, cũng gặp tình trạng như vậy. Doanh nghiệp không bồi thường được cho chủ một số thửa đất trong dự án mà bị “đứng hình” suốt 20 năm.
Nên có cơ chế nhà nước thu hồi phần đất còn lại
Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, về cơ bản, Dự thảo Luật đã xác định rõ 2 phương thức độc lập để tạo lập quỹ đất thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại, khu dân cư nông thôn (dự án nhà ở), thay vì chỉ có một phương thức tạo lập quỹ đất là “Nhà nước thu hồi đất” và lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại “thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất” như dự thảo trước đây.
Theo đó, nếu quỹ đất thực hiện dự án nhà ở mà hiện trạng không có đất ở (chỉ gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở) thì Nhà nước được phép thu hồi để tạo lập quỹ đất và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thông qua đấu giá, đấu thầu.
Nếu quỹ đất thực hiện dự án nhà ở mà hiện trạng có đất ở (gồm đất ở và các loại đất không phải là đất ở) thì Nhà nước không được thu hồi, mà trong trường hợp này, nhà đầu tư được tự thỏa thuận với chủ sử dụng đất trong ranh dự án để nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để triển khai dự án.
Luật sư Nguyễn Tấn Hải, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết, dự thảo lần này đã làm rõ hơn hình thức sử dụng đất với các dự án khu đô thị, tách bạch dự án nào Nhà nước thu hồi, dự án nào nhà đầu tư phải tự thỏa thuận. Tuy nhiên, cũng như quy định của Luật Đất đai hiện hành, dù không tách bạch, nhưng khi phát triển các dự án thương mại, doanh nghiệp sẽ phải tự thỏa thuận với người sử dụng đất về giá chuyển nhượng.
Như vậy, nếu vẫn thực hiện quy định tạo lập quỹ đất này, sẽ tiếp tục tạo “dư địa” cho người có đất mặc cả, chây ỳ, gây khó cho doanh nghiệp làm dự án. Do đó, đối với việc sửa đổi lần này, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp khẩn thiết đề xuất, cần có quy định rõ ràng về việc Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp chủ đầu tư đã thỏa thuận được 80 - 90% diện tích dự án, nhưng không thể thỏa thuận được với người sử dụng đất đối với 10 - 20% diện tích còn lại.
“Khi dự án đền bù đã đạt gần xong thì phần còn lại nếu người sử dụng đất không chấp nhận đền bù, cần được giải quyết theo phương án Nhà nước can thiệp để tiến hành giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư”, ông Trần Hiền Phương đề xuất.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu bổ sung, đối với các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng dở dang, trước hết là các dự án đã giải phóng từ 80% diện tích trở lên, thì nên thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất đối với phần diện tích còn lại để doanh nghiệp có điều kiện thực hiện bồi thường, đảm bảo thỏa đáng, phù hợp giá thị trường trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, thực hiện quyền tái định cư của người có đất bị thu hồi, đảm bảo lợi ích công cộng.
-
Vì sao các dự án bất động sản tại Phú Yên gặp nhiều vướng mắc? -
Lệch pha giá đất nền - căn hộ tại TP. Đà Nẵng -
Mọi kỳ vọng hướng về ngày 1/8 -
Giá thuê chung cư mini khó tăng phi mã -
Thị trường bất động sản khu vực ĐBSCL: Giao dịch nhà phố chậm ở các dự án sơ cấp -
Đất nền không còn “sốt giá”; Vinhomes lãi ròng 9% trong quý II/2024 -
Đà Nẵng có 6 dự án bất động sản gặp vướng mắc cần tháo gỡ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Phương pháp điều trị thứ hai cho bệnh ung thư hạch bạch huyết tế bào B lớn ở người trưởng thành
- Huawei công bố top 10 xu hướng hàng đầu của ngành công nghiệp mạng lưới sạc năm 2025
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Huawei và IUCN triển khai dự án Tech4Nature để bảo vệ các rạn san hô của Kenya
- CES 2025: Hisense ConnectLife mang đến trải nghiệm thông minh cho ngôi nhà tương lai với AI
- CES 2025: Anker công bố những cải tiến đột phá mới nhất về sạc pin